Một là, yêu cầu chủ đầu tư đưa vấn đề nhà mẫu vào nội dung của hợp đồng mua bán, việc này nhằm đảm bảo nhà mẫu đúng với nhà thực tế hình thành trong tương lai. Tránh trường hợp nhà mẫu đẹp, diện tích rộng nhưng đến khi nhận nhà thì diện tích nhỏ và xấu xí.
Hai là, khi nào dự án nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện để mở bán thì mới đặt cọc. Chúng ta có quyền yêu cầu xem và được giải thích về các giấy tờ pháp lý như: hồ sơ dự án, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thiết kế bản vẽ thi công, giấy phép xây dựng... Việc làm này sẽ tránh gặp phải các dự án sai phép, trái phép, dự án ma.
Ba là, tìm hiểu kỹ Ngân hàng bảo lãnh dự án này đến đâu, Ngân hàng bảo lãnh dự án đến đâu. Việc bảo lãnh của Ngân hàng hết sức quan trọng, Ngân hàng có trách nhiệm bảo lãnh nghĩa vụ tài chính khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng. Chúng ta hoàn toàn có quyền yêu cầu bên bán cung cấp những tài liệu liên quan về vấn đề này.
Bốn là, dự án này có bị thế chấp hay không, nếu thế chấp thì phải đợi được giải chấp mới mua; như vậy sẽ tránh gặp phải các dự án bị ngân hàng siết nợ đã từng xảy ra trong thời gian qua.
Năm là, thanh toán tiền đúng quy định của pháp luật, tránh trường hợp thanh toán trước giai đoạn. Cụ thể, lần đầu thanh toán không quá 30% giá trị hợp đồng khi mua nhà hình thành trong tương lai. Những lần thanh toán tiếp theo phải phù hợp với tiến độ xây dựng nhưng tổng số không quá 70% giá trị hợp đồng nếu chưa bàn giao nhà. Việc làm này sẽ phần nào sẽ hạn chế được rủi ro cho người mua nhà ở hình thành trong tương lai.
Sáu là, thương thảo trong hợp đồng các điều khoản liên quan, như là: quy định về xử phạt, bồi thường thiệt hại khi bên bán chậm bàn giao nhà ở; đàm phán lại các điều khoản bất lợi cho người mua (nếu có)…
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: