(NoithatXHome.vn) Dân tộc Dao nói chung và đồng bào người Dao Tiền ở Sơn La nói riêng còn bảo tồn nhiều phong tục tập quán truyền thống độc đáo, đặc biệt là các nghi lễ theo chu kỳ đời người, trong đó bao gồm lễ cấp sắc, hay còn còn là lễ trưởng thành – nghi lễ công nhận sự trưởng thành đối với người đàn ông ở tất cả các ngành Dao.
Trong lễ cấp sắc, người được cấp sắc và những người tham dự có thể hiểu hơn về lịch sử, cội nguồn của mình từ những bài cúng hay tích truyện mà thầy cúng đọc, từ đó, nâng cao ý thức bảo tồn những phong tục, tập quán tốt đẹp của người Dao.
Hãy cùng Portfolio tìm hiểu về ý nghĩa của tục lệ độc đáo này nhé!
Tóm tắt nội dung
1. Lễ cấp sắc của người Dao Tiền là nghi lễ gì?
Theo tiếng của người Dao Tiền, cấp sắc còn được gọi là “quá tăng”, hoặc “quá tang”, trong đó: “quá” tức là trải qua, “tang” tức là đèn hay là cách gọi chung của một vật dụng được dùng để soi sáng.
Vì thế, cấp sắc xuất phát từ việc thắp đèn soi sáng người thụ lễ khi làm lễ, và “quá tang” được hiểu là trải qua lễ soi đèn.
Ở một số địa phương, bản tộc khác nhau, lễ cấp sắc còn có tên gọi khác như: phùn voòng, say chấy (tức là thụ đèn/soi đèn); chấu đàng (lễ cúng ông tổ tộc người Dao); mài sai tía (thầy cúng đỡ đầu); tẩu sai (lễ cấp chứng chỉ để làm thầy cúng); chẩu tôm lung hìn (lễ cầu phúc lớn);
Ngoài ra còn có các tên gọi khác như: lễ cấp tinh, lập tịch, cấp phép hay cấp pháp’ say cháy, chay thầy xấy hay phùn voòng có nghĩa là soi đèn hay thụ đèn; tạt phat búa (lễ đặt pháp danh) hay chấu đàng (lễ cúng ông tổ người Dao); tẩu sai (lễ cấp chứng chỉ để làm thầy cúng); chẩu lung hìn (lễ cầu phúc cho dòng họ); mài sai tía (có thầy cúng đỡ đầu); chẩu tôm lung hìn (lễ cầu phúc lớn); lễ cấp tinh, lập tịch, cấp phép hay cấp pháp.
2. Ai mới được làm lễ cấp sắc của người Dao Tiền?
Lễ cấp sắc của các ngành Dao thực hiện một số nghi lễ nhất định, và tùy vào phong tục riêng của từng bộ phận người Dao ở các vùng địa phương khác nhau.
Với người Dao Tiền, người con trai trong gia đình đủ 10 tuổi trở lên là được làm lễ cấp sắc, và nghi lễ này thường được thực hiện vào thời gian nhàn rỗi trong năm, khi không có vụ mùa trồng trọt hay chăn nuôi nào.
Trong nghi lễ này, người thụ lễ được đặt thêm một tên âm – gọi là pháp danh và sau khi hoàn thành lễ, người đàn ông đó được công nhận là con cháu Bàn Vương, được trao quyền làm thầy, được cấp âm binh và được thờ cúng tổ tiên.
Bên cạnh đó, nếu muốn thực hiện lễ cấp sắc, gia đình đó phải chuẩn bị sẵn một lượng lương thực lớn cũng như các vật dụng đồ dùng cần thiết như: nuôi lợn, tích lương thực, thực phẩm, vàng mã… để làm lễ cúng và sắp cỗ mời bà con, họ hàng…
- Độc đáo ngôi nhà cửa trượt trong suốt phủ kín toàn bộ mặt tiền
- Khám phá lễ hội Ok Om Bok của đồng bào dân tộc Khmer ở Nam Bộ
- Khám phá Lễ hội bánh Nam Bộ 2018 – “Cội nguồn chiếc bánh quê hương”
Lễ cấp sắc của người Dao Tiền cũng có một số quy định nhất định, đó là: trước ngày thụ lễ, người đàn ông được cấp sắc phải ở với bố, không được tiếp xúc với mẹ và mọi người trong 3 ngày.
Mỗi ngày, người được cấp sắc không được ăn thịt, chỉ được ăn một bát cơm với rau đến khi kết thúc lễ, mới được ăn uống bình thường và tiếp xúc với mọi người.
Tham gia lễ cấp sắc cấp sắc của người Dao Tiền bắt buộc phải có đầy đủ các thành phần tham gia như: người được cấp sắc, 02 thầy cúng chính (mặc định thầy cả là người bên họ nhà ngoại, thầy hai là người bên họ nhà nội), 01 thầy cúng phụ, 03 người đọc thơ, 03 nam và 03 nữ thanh niên hát, họ hàng nội, ngoại của người được cấp sắc, người phụ giúp việc cho buổi lễ và người dân trong bản.
3. Nghi lễ cấp sắc của người Dao Tiền diễn ra như thế nào?
Khi tiến hành lễ cấp sắc, người Dao Tiền thường được thực hiện tuần tự các bước từ trước khi lễ cấp sắc chính thức diễn ra, trong lễ cấp sắc và sau lễ cấp sắc.
Trước 1 tuần khi lễ cấp sắc chính thức diễn ra, người cấp sắc phải cùng bố mang một gói muối được gói vào lá dong tới nhà hai thầy cúng chính, đặt lên bàn thờ để làm lễ bái nhận thầy.
Bản thân các thầy cúng cũng phải làm lễ ngay tại bàn thờ gia tiên để xin phép tổ tiên nhà mình, xin đưa thần linh đến nhà người được cấp sắc để làm lễ, khi đi phải mang theo tranh Tam Thanh, trang phục thầy cúng, tranh mứa, gậy ma, bộ âm dương và có thêm 3 người hát là nữ đi cùng.
Tuy nhiên, thầy cúng sẽ không làm lễ tại bàn thờ gia tiên của người được cấp sắc mà phải lập thêm một bàn thờ mới cạnh đó, trên đó trưng bày 2 mâm lễ của hai thầy cúng chính đã chuẩn bị trước, phía trên treo khung tranh Tam Thanh và tranh múa hai thầy mang đi.
Sau khi chuẩn bị xong, hai thầy mới làm lễ tại bàn thờ tổ tiên của gia chủ, thông báo việc mình đến làm lễ, xin âm dương cho phép tiến hành lễ cấp sắc.
Cùng lúc đó, người giúp việc sẽ phải dùng chổi quét từ trong nhà ra ngoài sân để đuổi cái xấu ra ngoài.
Sau đó, bố của người cấp sắc thì đứng đối diện với thầy cả, người được cấp sắc đứng đối diện với thầy hai, bắt đầu làm lễ đuổi những cái xấu ra ngoài, mời rượu và chia tiền vàng để cảm tạ thần linh.
Tiếp theo, mọi người cùng múa xoè để mừng lễ cấp sắc, thầy cả mời rượu thần linh, gieo quẻ xin âm dương, chia tiền cho thần linh để xin làm lễ cấp đèn chiếu sáng cho người được cấp sắc.
Thầy cả tiếp tục làm lễ xua những điều xấu ra khỏi người được cấp sắc, cùng lúc đó thầy hai sẽ tiến hành làm lễ đón điều tốt, điều thiện về cho người được cấp sắc.
Tiếp đến, thầy cả làm lễ cấp hương, cấp đèn cho người được cấp sắc, cúng xin thần linh cho người đó sau này khi đi làm thầy có thể được thắp hương.
Đối với người Dao Tiền ở Sơn La chỉ phổ biến cấp sắc 3 đèn.
Cấp sắc 12 đèn (thập nhị tinh) chỉ duy trì cho các ông trưởng họ của các ngành Dao với nghi lễ phức tạp và mất nhiều thời gian, công sức chuẩn bị.
Tuy nhiên, cấp sắc 12 đèn của dân tộc Dao đến nay rất ít thực hiện, do đó, số lượng thầy cúng cao tay (người đã trải qua lễ cấp sắc 7 đèn, 12 đèn) không nhiều.
Các nghi lễ này còn kéo dài và nối tiếp nhau không ngừng nghỉ, diễn ra theo các thứ tự: đặt tên âm, xin phép cho người được cấp sắc từ nay có thể đi làm thầy, có thể xem bói, lễ học múa tống thần đất và thần rừng; cúng thần linh cầu lộc, cầu tài cho người được cấp sắc; lễ nhảy đồng; cúng cầu may mắn, sức khỏe cho người được cấp sắc; đọc thơ ca truyện cổ, hát Páo dung (những người đọc thơ thường là những người già biết chữ Nôm Dao, biết lời cúng); lễ xóa những kiêng kỵ (sau khi làm lễ này xong, người được cấp sắc quay trở lại cuộc sống bình thường, không phải kiêng kỵ nữa); lễ tống đại thần ra về.
Sau khi làm lễ tống đại thần ra về cũng là khi lễ cấp sắc kết thúc, thầy cả cầm bát hương và bát rượu mang ra ngoài cửa đổ đi.
2 con lợn được xẻ thịt chia phần cho những người giúp việc, riêng thầy cả và thầy hai mỗi người sẽ được 1 cái đầu và 1 đùi lợn để mang về nhà làm cơm mời mọi người trong bản dùng bữa mừng bản thân đi làm lễ thành công.
Lễ cấp sắc là một trong những nghi lễ quan trọng trong đời sống tinh thần, tín ngưỡng của đồng bào người Dao được lưu truyền từ nhiều đời nay, giúp họ có thêm sức mạnh tinh thần vượt qua khó khăn trong cuộc sống, biết tôn sư trọng đạo, kính trọng cha mẹ, luôn làm điều thiện hướng tới điều tốt đẹp trong tương lai.
Trong các bài viết sau, chúng chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu tới Quý độc giả những phong tục tập quán độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam.
Đừng quên theo dõi gotrangtri.vn và đặt yêu cầu tư vấn thiết kế nội thất bạn nhé!
[Tổng hợp]
355 1
Thỏa mãn nhu cầu trang trí nhà tại NoiThatXhome.vn