Cẩn trọng với thị trường ngoại hối

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, Thông tư 24 của NHNN góp phần ổn định thị trường ngoại hối, nhưng không tác động đến chống “đô la hóa”.

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, Thông tư 24 của NHNN góp phần ổn định thị trường ngoại hối, nhưng không tác động đến chống “đô la hóa”.

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), từ 31/3/2016, dừng cho vay ngoại tệ đối với nhóm doanh nghiệp xuất khẩu qua các cửa khẩu. Ông Bùi Quốc Dũng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ của NHNN cho biết, quy định này để hỗ trợ ổn định tỉ giá, thực hiện chủ trương của Chính phủ trong việc chống đô la hóa trong nền kinh tế, các hoạt động cho vay ngoại tệ cần được hạn chế từng bước, phù hợp với định hướng chuyển dần quan hệ huy động, cho vay ngoại tệ sang quan hệ mua, bán ngoại tệ, nhằm ổn định thị trường.

Không tác động đến chống “đô la hóa”

Về giải pháp điều hành này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu bình luận: Thực chất, nhóm doanh nghiệp vừa bị dừng cho vay ngoại tệ theo Thông tư 24 thì cũng là nhóm không cần thiết vay ngoại tệ. Bởi họ vay chỉ để đổi ra đồng tiền nội tệ và sử dụng trả chi phí sản xuất. Trước đây, nhiều doanh nghiệp không vay nội tệ do lãi suất khá cao (khoảng 8%), trong khi lãi suất vay ngoại tệ khoảng 3%. Mức chênh từ 3-5% là khoảng cách khá lớn, khiến các doanh nghiệp trong nước có hàng hóa xuất khẩu qua biên giới “ham” vay ngoại tệ.

Vì thế, đồng ý với chính sách này của NHNN, ông Hiếu cho rằng, “quy định này đưa ra thời điểm này là hợp lý. Vì khi giảm nhóm đối tượng được vay ngoại tệ, chắc chắn nguồn cầu ngoại tệ sẽ giảm, góp phần ổn định thị trường ngoại hối”.

Ông Hiếu lý giải thêm: Xét từ thực tế, những nhu cầu không thực sự cần thiết mà cứ vay ngoại hối sẽ khiến nhu cầu về ngoại hối tăng lên. Quy định này của NHNN thể hiện động thái sàng lọc và giảm những nhu cầu không thực tế để ổn định thị trường ngoại hối.

Tuy nhiên, quan điểm của ông Hiếu là Thông tư 24 không phải là “công cụ” để chống “đô la hóa”. Điểm chính trong việc chống USD hóa là tiền VNĐ ổn định. Muốn chống “đô la hóa”, tất cả các quan hệ vay, mượn phải chuyển sang quan hệ mua bán. Tuy nhiên, hiện còn 3 đối tượng được vay USD. Bởi vậy Thông tư này sẽ góp phần ổn định thị trường ngoại hối, nhưng không tác động đến chống “đô la hóa”.

“Thị trường ngoại hối được đánh giá là tương đối ổn định, nhưng cần cẩn trọng. So với cuối năm ngoái, tỷ giá USD/VNĐ xuống thấp vài trăm đồng/USD. Dù là tín hiệu tốt, nhưng không thể chủ quan, không nên xem là thành quả trong chính sách ngoại hối, có thể là bước đầu trong ổn định thị trường ngoại hối”- Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu.

Bởi vì Thông tư 24 của NHNN quy định, từ 31/3/2016, các ngân hàng thương mại (NHTM) sẽ chấm dứt cho vay ngoại tệ với các doanh nghiệp có nhu cầu vốn ngắn hạn trong nước sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới. Trong thực tế trước đó, doanh nghiệp sản xuất trong nước có xuất khẩu hàng qua biên giới và có thu nhập bằng ngoại tệ nên được vay ngoại tệ. Nhưng nhóm doanh nghiệp này chỉ vay ngoại tệ là USD rồi sau đó quy đổi thành nội tệ tiền Việt để trả chi phí sản xuất hàng hóa. Sau khi xuất khẩu, doanh nghiệp thu về ngoại tệ rồi lại trả ngoại tệ cho NHTM.

Như vậy, chiếu theo quy định tại Thông tư 24, thực chất Nhà nước vẫn cho vay ngoại tệ, chỉ là điều chỉnh từ 4 nhóm thành 3 nhóm được phép vay”- ông Hiếu lưu ý.

Nhu cầu ngoại tệ chính đáng vẫn được vay

Trên thực tế, những khách hàng có nhu cầu ngoại tệ chính đáng (không thuộc diện “cấm” theo Thông tư 24) vẫn được vay ngoại tệ như trước đây. Cụ thể, theo quy định về cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú, có 4 nhóm đối tượng vay ngoại tệ: Thứ nhất, là cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay;

Thứ hai, cho vay để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với các dự án, công trình quan trọng quốc gia được Quốc hội, Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư và đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài. Hai nhóm đối tượng này không giới hạn về mặt thời gian.

Còn nhóm đối tượng thứ ba,cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu được Bộ Công Thương giao hạn mức nhập khẩu xăng dầu để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu xăng dầu khi khách hàng vay không có hoặc không có đủ nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay. Với nhóm thứ tư, vay ngoại tệ để đáp ứng các nhu cầu vốn ở trong nước nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam mà khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu xuất khẩu để trả nợ vay.

Theo Thông tư 24, ba nhóm đối tượng (nhóm 1,2,3) nói trên tiếp tục được vay như bình thường.

Doanh nghiệp phải giảm chi phí đề bù trừ thiệt hại

Theo ông Hiếu, để ứng phó với quy định mới này, những doanh nghiệp bị “cấm cửa” vay ngoại hối, cần cân đối lại chi phí sản xuất (giảm chi phí marketing, chi phí nhân sự, hành chính…) và tăng hiệu quả sản xuất. Đây không phải là chuyện dễ, nhưng buộc các doanh nghiệp phải có giải pháp để bù trừ thiệt hại về chênh lãi suất khi quay về vay nội tệ.

Vì những doanh nghiệp trước đó được vay ngoại tệ với lãi suất 3% nay phải vay nội tệ với lãi suất 8% sẽ chịu tác động trở ngại, chịu thêm sức ép về tài chính. Nếu chi phí sản xuất tăng lên vì phải vay nội tệ thì chắc chắn giá thành sản phẩm tăng lên. Và khi giá thành tăng, hàng xuất khẩu sẽ kém cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế. Khi đó, doanh nghiệp sẽ chịu thiệt hại.

Về phía nguồn cung vốn, theo quan sát của ông Hiếu, thực tế đã có sự chuyển dịch từ vốn huy động USD sang nội tệ. Người dân có số tiền lớn nội tệ mà gửi ngân hàng cũng sẽ được hưởng lãi suất khá lớn từ 6,5 - 7%/năm. Tất nhiên, một số người vẫn găm giữ USD trong tài khoản dù lãi suất bằng 0% thì mục đích của họ không phải hưởng lãi suất mà để tiện giao dịch, thanh toán hoặc khi biến động sẽ lấy ra bán trên thị trường tự do.

Hiện tại, lãi suất huy động ngoại tệ hiện là 0%. Có ý kiến dự đoán nếu áp dụng Thông tư 24, lãi suất huy động có thể về âm (ai găm giữ ngoại tệ sẽ phải trả phí cho ngân hàng). Ông Hiếu cho rằng, việc có lãi suất âm với vốn gửi vào ngân hàng bằng USD sẽ giảm động cơ găm giữ ngoại tệ trên tài khoản. “Hiện NHNN chưa áp dụng lãi suất âm, nhưng về lâu dài thì cũng chưa ai đoán được”- ông Hiếu nhấn mạnh.

“Giai đoạn hiện nay nền kinh tế tăng trưởng tốt. Cầu tín dụng tăng trưởng trở lại, cầu về ngoại tệ cũng tăng cao nên trong lộ trình chống đô la hóa, cần chuyển dần từ quan hệ vay mượn sang quan hệ mua bán. Cho nên đối tượng cần thu hẹp lại, chỉ phục vụ đúng đối tượng cần ngoại tệ thôi. Số liệu thống kê của NHNN cho thấy nhóm đối tượng vay như thế này hiện còn ít.”- ông Bùi Quốc Dũng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24