Trong trường hợp khi mà hợp đồng cho thuê nhà đã hết thời hạn và bạn không có nhu cầu muốn tiếp tục gia hạn hợp đồng nữa thì việc quan trọng mà bạn cần phải làm chính là lập một biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà. Vậy biên bản thanh lý hợp đồng cho thuê nhà là gì? Các lưu ý bạn cần quan tâm khi thanh lý hợp đồng thuê nhà gồm những gì? Bài viết sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó một cách rõ ràng, chi tiết và chuẩn xác nhất.
Biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà là gì?
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà
Về mặt bản chất thì mục đích của việc tiến hành lập ra biên bản thanh lý hợp đồng này sẽ có vai trò giúp cho hai bên gồm có bên thuê nhà và bên cho thuê nhà tổng kết được những quyền và nghĩa vụ mà hai bên đã làm được hoặc chưa làm được trong quá trình thuê nhà.
Việc xác định này sẽ dựa vào các điều khoản của hợp đồng thuê nhà đã ký trước đó. Nếu trong quá trình thuê nhà đó có xảy ra vấn đề gì, có để lại hậu quả gì thì sẽ đưa ra hướng khắc phục và giải quyết nốt những trách nhiệm chưa hoàn thành.
Sau khi hai bên đã xác định xong và giải quyết xong những vấn đề có trong hợp đồng thuê nhà và đã ký kết vào biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà thì tức là việc thuê nhà sẽ được chấm dứt. Và về mặt pháp lý thì hai bên gồm bên người thuê và bên người cho thuê sẽ không còn bất kỳ liên quan, ràng buộc nào với nhau nữa.
Như vậy có thể hiểu được rằng, biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà có vai trò hoàn tất lại hợp đồng thuê nhà đã ký trước đó. Nhờ vậy về sau sẽ giúp tránh được những rủi ro hoặc tranh chấp về các điều khoản cho thuê.
Nếu như không tiến hành ký kết biên bản thanh lý này thì hai bên sẽ không có bất kỳ một căn cứ nào cho việc xác định rằng hợp đồng thuê nhà ban trước đó đã kết thúc. Điều này sẽ gây ra khó khăn vô cùng lớn nếu sau này hai bên có xảy ra tranh chấp.
Biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà là gì?
Biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà được lập khi nào?
Biên bản này sẽ được lập trong khi hợp đồng thuê nhà đã hết thời hạn và bên thuê thuê hoặc bên cho thuê không có ý định tiếp tục gia hạn thời gian hợp đồng nữa. Hoặc trong trường hợp mà hợp đồng thuê nhà đã ký trước đó vẫn còn thời hạn nhưng lại phát sinh ra các lý do khác dẫn đến việc phải chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thời hạn đã thỏa thuận trước đó.
Dưới đây là các trường hợp thanh lý hợp đồng thuê nhà:
- Hợp đồng thuê nhà đã hết hạn và một trong hai bên không muốn tiếp tục gia hạn thời gian của hợp đồng thuê nhà nữa. Hoặc trường hợp vẫn còn thời gian thuê nhà nhưng phía bên thuê nhà muốn chấm dứt hợp đồng vì lý do nào đó.
- Bên phía cho thuê nhà thuộc vào sở hữu của nhà nước đã thực hiện không đúng thẩm quyền của mình như vượt cấp quyết định hoặc là phía thuê nhà không đúng với quy định của pháp luật, đặc biệt là dạng nhà ở xã hội.
- Trong thời gian thuê nhà nhưng nhà đó lại xảy ra sự cố hoặc bị hư hỏng nặng và không thể khắc phục được. hoặc trường hợp nhà ở được thuê lại nằm trong vùng giải tỏa đất đai quy hoạch đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền. Nhà đang trong thời gian cho thuê nhưng nhà nước lại trưng dụng hoặc trưng mua. Trường hợp này đã được pháp luật quy định rõ ràng.
Như vậy, nếu rơi vào một trong số các trường hợp trên thì sẽ phải tiến hành thanh lý hợp đồng thuê nhà.
Biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà được lập khi nào?
Trường hợp nào một bên có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà?
Dưới đây là những trường hợp mà một trong hai bên sẽ có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà đã ký trước đó:
- Phía cho thuê nhà và phía thuê nhà đã đồng ý với những điều khoản đơn phương chấm dứt hợp đồng trong hợp đồng thuê nhà mà trước đó đã ký.
- Phía thuê nhà không tiến hành thanh toán tiền thuê nhà cho phía cho thuê trong thời gian 3 tháng hoặc phía thuê nhà sử dụng nhà thuê không đúng với mục đích đã thỏa thuận ban đầu. Trường hợp này phía cho thuê sẽ có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng.
- Phía cho thuê nhà có căn cứ chứng minh rằng phía thuê nhà đã tự ý phá dỡ, xây dựng, cải tạo lại nhà đang được thuê mà lại không được sự cho phép như đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà trước đó. Hoặc trường hợp bên thuê lại tự ý cho thuê lại căn nhà, cho người khác mượn nhà hoặc đã di dời những tài sản thuộc nhà đang thuê.
- Trong quá trình thuê nhà, bên thuê đã gây ô nhiễm môi trường hoặc những tiếng ồn và làm ảnh hưởng đến các hộ dân lân cận. Bên thuê đã bị nhắc nhở nhiều lần, đã bị lập biên bản 3 lần nhưng vẫn không thay đổi thì bên phía cho thuê nhà hoàn toàn có quyền chấm dứt hợp đồng cho thuê nhà.
- Nhà cho thuê đã bị hư hỏng gây ra những ảnh hưởng đến cuộc sống. Những hư hại này không phải lỗi do bên thuê gây ra. Phía bên cho thuê đã không sửa chữa. Trong trường hợp này bên thuê nhà hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
- Các cam kết đã ký trong các điều thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà ví dụ như về giá thuê, tiện nghi không được thực hiện đúng thì có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà.
Trường hợp nào một bên có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà?
Các lưu ý về biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà
Dưới đây sẽ là các lưu ý khi tiến hành thanh lý hợp đồng thuê nhà mà bạn nên biết
Lưu ý đối với bên cho thuê nhà
- Đầu tiên cần phải lưu ý xác định lại những hiện trạng của ngôi nhà sau khi hoàn tất việc cho thuê xem có gì thay đổi không. Cần kiểm tra xem những hiện trạng thay đổi đó có gây ảnh hưởng xấu đến nhà không? Phía thuê nhà có được phép thay đổi không? Thay đổi đó có vi phạm vào các điều khoản trong hợp đồng thuê nhà hai bên đã ký hay không?
- Trong trường hợp có sự hư hỏng hoặc thay đổi về hiện trạng không có sự cho phép của bên thuê nhà hay trong hợp đồng thuê nhà thì cần dựa vào mức độ bị hư hỏng, để đưa ra được những thỏa thuận. Phía thuê có quyền bắt buộc phía người thuê nhà phục hồi nguyên trạng căn nhà hoặc tiến hành đền bù hợp lý.
Tất cả các vấn đề nêu trên phải chắc chắn giải quyết xong trước khi hai bên tiến hành ký kết biên bản thanh lý hợp đồng. Như vậy sẽ tránh được những mâu thuẫn, tranh chấp về sau.
Lưu ý đối với bên thuê nhà
- Đầu tiên, nếu bên cho thuê đã đơn phương chấm dứt hợp đồng thì bên thuê cần phải xác nhận được lý do vì sao bên cho thuê chấm dứt hợp đồng. Lý do đó có hợp lý không, lý do đó có vi phạm vào điều khoản đã ký trong hợp đồng thuê nhà hay không. Nếu có thì cần có phương án yêu cầu đền bù phù hợp.
- Nếu có vấn đề về tài sản và có bồi thường thì biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà cần đính kèm theo một văn bản xác nhận có đầy đủ chữ ký của hai bên.
Các lưu ý về biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà
Như vậy, bài viết đã giúp bạn biết được biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà là gì. Những trường hợp phải lập biên bản thanh lý hợp đồng cho thuê nhà và đặc biệt là các lưu ý khi tiến hành ký kết. Hy vọng rằng bạn đã có thêm được những kiến thức trong quá trình thuê và cho thuê nhà