Hình minh họa
Môi giới bất động sản mắc COVID-19, thị trường đất nền từ ‘sốt nóng’ thành ảm đạm
Thông tin thị xã Phổ Yên (tỉnh Thái Nguyên) mới đây ghi nhận bệnh nhân tên T.T.M (sinh năm 1983) là nhân viên của Công ty BĐS Aqualand (trụ sở chính ở Hà Nội) mắc COVID-19 có đến làm việc tại Chi nhánh văn phòng Công ty ở xã Hồng Tiến và cùng đồng nghiệp ăn trưa tại quán cơm Trường Nhung (gần cầu Rẽo) hôm 13/7.
Thông tin ngay lập tức gây xôn xao giới BĐS Thị Xã Phổ Yên, đặc biệt đối với nhân viên các sàn môi giới BĐS trên địa bàn xã Hồng Tiến cũng như các nhà đầu tư mua bán, giao dich tại dự án khu dân cư Hồng Tiến– nơi diễn ra phiên đấu giá được cho là có quy mô lớn nhất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vào cuối tháng 6 vừa qua...xem thêm
4 năm chưa có sổ hồng cho dân vì giá đất tăng
Năm 2016, UBND huyện Nam Giang (Quảng Nam) có quyết định thu hồi đất của các hộ dân thuộc thôn Thạnh Mỹ 2 (thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang) để làm đường vào sân vận động huyện Nam Giang. Chấp hành quyết định của huyện, các hộ dân tổ 4 (thôn Thạnh Mỹ 2) đã phá dỡ nhà, bàn giao mặt bằng.
Tháng 3-2017, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và Ban quản lý quỹ đất và đô thị huyện Nam Giang tiến hành thu hồi sổ cũ, bồi thường và yêu cầu người dân nộp tiền sử dụng đất (SDĐ) cho nơi ở mới. Sau bốn năm, mặt bằng đã có, người dân cũng đã nộp tiền SDĐ nhưng sổ vẫn chưa được cấp, điều này khiến họ không thể xây nhà để ở...xem thêm
Chủ đầu tư bất động sản 'toát mồ hôi' vì tiền M3
Cách tính cũ bị thay thế, còn cách tính mới khiến giá trị bị đội lên hàng trăm lần. Việc tính toán giá trị nộp ngân sách nhà nước tối thiểu (M3) sao cho thỏa đáng đang khiến cả địa phương lẫn nhà đầu tư 'toát mồ hôi'.
Trong văn bản mới đây của Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam phản ánh kiến nghị của các doanh nghiệp, thành viên tới Thủ tướng Chính phủ có nêu, các địa phương đang lúng túng trong việc xác định giá trị M3 đối với các dự án có sử dụng đất đã hoàn thành bước sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án. Một số địa phương đã có phương pháp tính riêng nhằm tháo gỡ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự thiếu thống nhất và chậm trễ trong việc xác định yếu tố này khiến cho hàng trăm doanh nghiệp bất động sản chưa thể hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước để triển khai dự án...xem thêm
Cho ở nhờ, phát sinh tranh chấp đất
Hai bên là bà con với nhau, đều khẳng định phần đất tranh chấp là của mình. Hòa giải không thành, họ nhờ tòa án can thiệp, giải quyết. Khiếu nại vụ việc đến Báo An Giang, đại diện các anh, chị trong gia đình, ông Trương Thành Tý Hon (sinh năm 1980) cho biết, trước năm 1975, gia đình ông ở trên đất ông ngoại Nguyễn Văn Phải (tổ 8, ấp Long Định, xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Sau đó, ông Phải (đã chết) cho bà Nguyễn Thị Bảnh (sinh năm 1943, mẹ ông Hon) số đất đang ở. Gia đình khó khăn, bà Bảnh đến thị trấn Núi Sập (huyện Thoại Sơn) mưu sinh, để lại nhà đất cho vợ chồng Trương Thị Dung (chị ông Hon) quản lý, sử dụng...xem thêm
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: