(NoithatXHome.vn) Lăng Minh Mạng có tọa lạc ở trên núi Cẩm Khê thuộc cố đô Huế.
Công trình kiến trúc tráng lệ của lăng Minh Mạng đã gây được ấn tượng rất mạnh bởi sự hòa quyện giữa thiên nhiên, núi đồi hùng vĩ.
Chính nét đẹp truyền thống của kiến trúc cổ xưa với hồn cốt của màu sắc Nho giáo đã để lại những ấn tượng khó phai trong lòng mọi người khi khám phá kiến trúc cổ kính của lăng Minh Mạng đấy!
Tóm tắt nội dung
1. Tìm hiểu về lăng Minh Mạng
Lăng Minh Mạng thường được gọi là Hiếu Lăng với tọa lạc trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng. Đây là nơi hội lưu giữa 2 dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương, cách kinh thành Huế 12km.
1.1. Đôi nét về vua Minh Mạng
Minh Mạng chính là người con trai thứ 4 của vua Gia Long. Ông là 1 người thông minh, lanh lợi với ý chí và sống theo nề nếp gia giáo.
Khi vua Gia Long mất, Minh Mọng đã được lên ngôi vua để lo liệu triều chính.
Vì là vị vua chính trực, có công lớn trong cuộc cải tiến đất nước và đưa nước Đại Nam sánh vai với những cường quốc Đông Nam Á lúc bấy giờ.
1.2. Quá trình xây lăng Minh Mạng
Lăng Minh Mạng bắt đầu khởi công xây dựng vào 04/1840.
Vua Minh Mạng đã điều những quan thần xuống đào hồ để xây dựng lăng. Nhưng qua thị sát tiến độ làm việc, nhà vua đã phát hiện ra công việc không được tiến hành như theo dự định của mình nên đã thẳng tay giáng chức 1 số quan chức.
Tuy nhiên, chưa tiếp tục xây dựng La Thành thì vua Minh Mạng đã lâm bệnh nặng và băng hà.
1 tháng sau, vua Thiệu Trị lên ngôi kế vị và tiếp tục xây dựng công trình kiến trúc để xây dựng lăng mộ. Năm 1841, hài cốt của nhà vua Minh Mạng đã được đưa về và chôn vào Bửu Thành. Đến năm 1843, lăng đã chính thức xây dựng xong.
1.3. Giá vé thăm lăng Minh Mạng
Hiện nay, giá vé vào thăm lăng Minh Mạng là 100.000 đ/người lớn, 20.000 đ/trẻ em 7-12 tuổi. Lúc mua vé để thăm lăng, bạn có thể hỏi sơ đồ lăng cũng như dịch vụ thuyết minh lăng bằng du thuyền trên con sông hương.
2. Tổng thể kiến trúc và quy mô lăng Minh Mạng
2.1. Quy mô lăng Minh Mạng
Lăng Minh Mạng là 1 trong những lăng tẩm theo đánh giá chung là chuẩn mực và uy nghiêm nhất trong những kiến trúc lăng tẩm của triều đại nhà Nguyễn. Toàn bộ khuôn viên La thành sở hữu với tổng diện tích là 1.750m, sắp xếp đăng đối với nhau tạo lên 1 quần thể kiến trúc hoành tráng, đẹp mắt.
Quan sát trên cao, hình dáng của lăng tựa giống như dáng 1 người đang nằm nghỉ ngơi trông rất thoải mái, thảnh thơi.
Đầu thì hướng về phía núi Kim Phụng, 2 bên hông chính là 2 bên hồ Trừng Minh và chân lại đặt lên ngã ba sông rất thoải mái.
2.2. Kiến trúc lăng Minh Mạng
Lăng Minh Mang bao gồm khoảng 40 công trình kiến trúc lớn nhỏ gồm: Cung điện, lâu đài, Đình Tạ….được bài trí ài hòa, cân xứng trên 1 trục dọc từ Đại Hồng Môn đến chân thành La Thành ngay sau mộ vua.
Tất cả các công trình đều được phân bổ trên 3 trục lớn và song song với nhau lấy đường Thần Đạo để định trung tâm. Tổng thể kiến trúc lăng Minh Mạng được phân bổ như sau:
– Đại Hồng Môn
Đại Hồng Môn là cổng chính để ra vào lăng. Cổng được thiết kế với 3 lối đi, 24 mái lô nhô cao thấp trang trí khá đẹp, tinh xảo. Cổng vào chính chỉ mở 1 lần lúc đưa quan tài vua vào trong lăng. Và muốn ra vào phải qua cổng phụ là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn.
– Bi Đình
Bi Đình với khoảng sân lát gạch đỏ khá rộng nằm sau Đại Hồng Môn với 2 hàng tượng quan viên, ngựa voi.
Bi Đình với tọa lạc nằm trên đồi Phụng Thấn Sơn, bên trong có chứa bia “Thánh Đức Thần Công” do chính vua Thiệu Trị viết về tiểu sử cũng như công đức của vua cha Minh Mạng.
– Khu tẩm điện
Mở đầu khu tẩm điện chính là Hiếu Đức Môn, điện Sùng Ân thuộc ngay chính trung tâm thờ bài vị của vua và bà Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu. Hoàng Trạch Môn là 1 trong số công trình kiến trúc kết thúc khu tẩm điện với nhiều hương hoa đại thơm ngát.
– Lầu Minh Lâu
Qua 3 cây cầu Trung Đạo, Tả Phụ, Hữu Bật bắc qua hồ Trường Minh là đến lầu Minh Lâu đã được xây dựng trên quả đồi có tên là Tam Đài Sơn.
Tòa nhà với cấu trúc hình vuông, 2 tầng, 8 mái. Phía sau Minh Lâu chính là vườn hoa đẹp hình chữ Thọ đối xứng qua đường Thần Đạo.
– Bửu Thành & Hồ Minh Nguyệt
Hồ Tân Nguyệt có hình trăng non ôm lấy Bửu Thành với hình tròn nằm ở chính giữa. Qua chiếc cầu Thông Minh Chính Trực bắc qua Hồ Tân Nguyệt với 33 bậc đá thanh là đến nơi yên nghỉ của nhà vua ngay giữa trung tâm ở quả đồi có tên là Khai Trạch Sơn.
2.3. Phong thủy lăng Minh Mạng
Phong thủy của lăng Minh Mạng đã được ngự trị trên 1 lô đất tốt với hình thể tựa dáng của 1 người đang nằm nghỉ.
Ngoài ra, nhữn họa tiết trang trí trên những công trình kiến trúc chính là gần 600 ô chữ được chạm khắc những bài thơ vô cùng đặc sắc, như là một “bảo tàng thơ” của nền thi ca Việt Nam thuộc đầu thế kỷ 19. Điều đó càng khẳng định thêm giá trị nghệ thuật cũng như tư tưởng cao của lăng Minh Mạng.
3. Chùm ảnh bao quát toàn bộ lăng Minh Mạng
Dưới đây là toàn bộ kiến trúc độc đáo của lăng Minh Mạng được thể hiện qua những bức ảnh đẹp nên thơ, phong thủy hữu tình để độc giả có cái nhìn trực quan nhất.
4. Lời kết
Có thể nói vẻ đẹp kiến trúc của lăng Minh Mạng chính là sự giao thoa giữa sắc màu cổ điển, truyền thống và chất Nho giáo giữa thiên nhiên, núi đồi hùng vĩ. Điều đó càng tôn lên sự thi vị, lãng mạn, đậm chất thơ ca của lăng tẩm của triều đình nhà Nguyễn.
Đừng quên ghé thăm gotrangtri.vn để cập nhật thêm nhiều công trình lăng tẩm khác và ngắm những mẫu thiết kế nội thất mới nhất nhé!
Nguyễn Chiên – Tổng hợp internet
291 1
Thỏa mãn nhu cầu trang trí nhà tại NoiThatXhome.vn