(NoithatXHome.vn) Hiện nay, phòng bếp nhà ống là kiểu kiến trúc không còn xa lạ với các gia đình Việt. Nếu bạn cũng đang sở hữu không gian ẩm thực như vậy thì hãy tham khảo ngay bí quyết thiết kế phòng bếp nhà ống dưới đây nhé!
Tóm tắt nội dung
1. Đặc điểm không gian nội thất phòng bếp nhà ống
Nhà ống là kiến trúc nhà ở phổ biến tại các đô thị, thành phố – những nơi tập trung đông dân cư trong khi quỹ đất lại hạn chế. Nhà ống nổi bật với mô hình chữ nhật có chiều ngang hẹp hơn rất nhiều so chiều dài. Chịu sự chi phối của thiết kế chung mà phòng bếp nhà ống cũng mang những đặc điểm cơ bản của cả ngôi nhà.
Trước tiên phải kể tới diện tích khiêm tốn, hạn chế về chiều ngang nên tạo cảm giác phòng bếp nhà ống có độ sâu hun hút. Nếu mặt hậu bị che chắn không thể thiết kế được cửa phụ hoặc cửa sổ thì không gian sẽ tương đối bí, thiếu ánh sáng.
Tiếp theo đó với mô hình kiến trúc nhà ống, phòng bếp thường sẽ nằm luôn ở tầng trệt và có sự liên thông với phòng khách. Vì thế trong quá trình phân bố không gian cũng cần chú ý đến việc chia tách sao cho vừa đảm bảo tính riêng tư mà vẫn hài hòa trong cùng một tổng thể.
2. Những lưu ý khi thiết kế phòng bếp nhà ống
2.1 Phong cách thiết kế phòng bếp nhà ống
Cũng giống như thiết kế nội thất, thiết kế phòng bếp có khá nhiều sự lựa chọn về phong cách như: hiện đại, tối giản, cổ điển, tân cổ điển, địa trung hải,…. Tuy nhiên, mỗi phong cách lại có đặc điểm, thế mạnh riêng, phù hợp với từng không gian cụ thể.
Nếu như phong cách cổ điển, tân cổ điển thích hợp cho phòng khách biệt thự; phong cách hiện đại phù hợp cho phòng bếp chung cư thì có lẽ phong cách tối giản được đánh giá là sự lựa chọn số 1 dành cho phòng bếp nhà ống. Gọi là tối giản nhưng không có nghĩa là đơn điệu, nhàm chán; chỉ cần nắm được những nguyên tắc cơ bản của phong cách đặc biệt này, chắc chắn bạn sẽ thấy bất ngờ vì giá trị tuyệt vời mà nó mang lại.
Ai đó đã từng nói rằng, phong cách tối giản có những điểm tương đồng với giáo lý nhà Phật – “buông bỏ”. Hãy tiết chế ‘lòng tham’ để biết thế nào là đủ, hãy bằng lòng với những gì mình đang có và tìm cách biến chúng trở nên đẹp hơn, đặc biệt hơn. Vì thế mà khi bước vào phòng bếp nhà ống tối giản, ta luôn có cảm giác mọi thứ như vừa mới được xây xong: gọn gàng, sạch sẽ và “thiếu thốn” nội thất bởi khả năng sắp xếp đồ đặc khoa học, bài bản “ít mà chất”. Nó không có bất cứ chỗ trống nào cho những món đồ ‘biết đâu đấy sẽ dùng’ mà chỉ có những món đồ được sử dụng thường xuyên mỗi ngày mà thôi.
Có thể khẳng định rằng phong cách tối giản hoàn toàn che lấp được những hạn chế về diện tích cũng như khuyết điểm trong kiến trúc không gian phòng bếp nhà ống. Bên cạnh đó, nó còn tập trung nhiều vào thói quen sinh hoạt nhằm đem đến cho gia chủ một gian bếp tiện nghi, thoải mái.
2.2 Màu sắc và ánh sáng phòng bếp nhà ống
Màu sắc và ánh sáng là 2 yếu tố vô cùng quan trọng trong thiết kế nội thất. Chính vì vậy dù bạn có những ý tưởng hay ho, sáng tạo như thế nào đi nữa thì cũng trở thành vô nghĩa nếu như bạn thất bại trong việc sử dụng, điều phối 2 thành tố này.
Phòng bếp nhà ống có diện tích hạn hẹp vì thế để mở rộng diện tích, các chuyên gia khuyên chúng ta nên ưu tiên những gam màu sáng như: Trắng, xanh thiên thanh, vàng chanh, be,… Ngược lại không nên sử dụng các tone màu nóng để sơn tường vì chúng thường mang đến cảm giác khá bức bối, tù túng.
Ngoài ra, bạn cũng cần phối màu tường kết hợp với màu nội thất một cách hài hòa, hợp lý đồng thời tạo nên những điểm nhấn ấn tượng cho không gian. Việc sử dụng quá nhiều màu sắc hoặc lạm dụng một màu duy nhất cũng đều là nguyên nhân phá vỡ tính thẩm mỹ cho toàn bộ không gian phòng bếp nhà ống.
Vậy làm thế nào để có thể lựa chọn được màu sắc trang trí phòng bếp nhà ống chuẩn nhất, đẹp nhất? Trước tiên, hãy tự hỏi bản thân mình yêu thích màu nào bởi chúng ta không thể hàng ngày sống và sinh hoạt trong không gian sở hữu sắc màu mình chẳng hề yêu thích đúng không? Vậy thì tại sao lại không ‘nuông chiều” cảm xúc của chính mình? Tiếp đến, bạn cũng nên tìm hiểu màu sắc nào hợp phong thủy để đem đến may mắn, bình an cho gia chủ. Một khi dung hòa được các yếu tố sở thích, thẩm mỹ và phong thủy thì Portfolio đảm bảo bạn đã sở hữu được sắc màu không gian hoàn hảo nhất.
Nếu như màu sắc là sự đánh dấu điểm khác biệt giữa món đồ này, chi tiết này với món đồ khác, chi tiết khác thì dưới ánh sáng, vạn vật sẽ lung linh hơn, rực rỡ hơn rất nhiều lần. Ánh sáng được chia thành 2 loại đó là ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo. Trong đó, ánh sáng tự nhiên được mệnh danh là “ tài sản vô giá” có khả năng hô biến, thay đổi không gian một cách kỳ diệu. Hãy tận dụng triệt để nguồn sáng đó bằng cách thiết kế cửa sổ, cửa hậu hoặc giếng trời nếu có thể.
Bên cạnh đó, bạn đừng quên sự góp mặt của nguồn ánh sáng nhân tạo. Đây chính là giải pháp tuyệt vời nhằm cung cấp ánh sáng sinh hoạt cũng như làm đẹp không gian cho cuộc sống hiện đại. Hiện nay, trên thị trường cung cấp rất nhiều mẫu mã, chủng loại đèn trang trí khác nhau từ đèn sợi đốt truyền thống cho tới đèn âm tường, đèn chùm, đèn thả trần, đèn hắt sáng,…. Tùy vào từng vị trí, bạn có thể lựa chọn loại đèn thích hợp. Tuy nhiên, không nên sử dụng đèn có ánh sáng mờ, cường độ quá yếu hoặc quá chói đều không tốt.
2.3 Nội thất phòng bếp nhà ống
Lưu ý cuối cùng được nhắc đến trong trang trí phòng bếp nhà ống là nội thất. Để giải quyết được bài toán về diện tích cũng như tính thẩm mỹ phòng bếp thì nội thất cần phải đảm bảo các tiêu chí như tiết kiệm không gian, đơn giản, gọn nhẹ nhưng đáp ứng đầy đủ tiện nghi. Như vậy các thiết bị nội thất thông minh, tích hợp nhiều chức năng linh hoạt sẽ là sự lựa chọn hợp lý hơn cả. Sẽ rất tuyệt vời khi tủ bếp kiêm luôn vai trò của chiếc tủ lạnh mini, bàn ăn cũng chính là nơi cất trữ các vật dụng cần thiết,… đúng không nào?
Không nên sử dụng các vật dụng, đồ dùng có kích thước quá lớn. Điều này chỉ làm bạn có cảm giác bị ngộp thở mà thôi. Thay vào đó nên ưu tiên nội thất nhỏ gọn, kích thước vừa phải.
Đồng thời việc bố trí và sắp xếp nội thất cũng cực kỳ quan trọng. Bạn nên tạo ra “không gian thở” cho những nội thất lớn như kệ bếp, tủ lạnh, bàn ăn,…Như thế vừa thông thoáng, dễ chịu lại vừa có khoảng trống lưu thông dễ dàng và thuận lợi. Đặc biệt hãy thường xuyên dọn dẹp phòng bếp nhà ống gọn gàng, ngăn nắp; làm sạch, làm mới những vật dụng đã cũ, trang trí nội thất bởi hoa và cây xanh, trưng bày một vài món phụ kiện độc đáo,… để gian bếp lúc nào cũng xinh tươi và ấm áp bạn nhé!
3. Một số mẫu phòng bếp nhà ống đẹp nhất 2019
Lời kết
Hy vọng rằng những chia sẻ của Portfolio trên đây sẽ giúp quý vị sở hữu được phòng bếp nhà ống lý tưởng cho riêng mình. Mọi nhu cầu mua sắm nội thất, phụ kiện trang trí nhà bếp; quý vị vui lòng liên hệ NoithatXHome.vn để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết. Hàng ngàn sản phẩm đa dạng về mẫu mã, đảm bảo về chất lượng của chúng tôi chắc chắn sẽ không làm quý vị thất vọng!
Tổng hợp – Thanh Nguyệt
1.575 1
Thỏa mãn nhu cầu trang trí nhà tại NoiThatXhome.vn