(NoithatXHome.vn) Lễ hội cầu mưa của đồng bào dân tộc Gia Lai – Kon Tum thường tổ chức vào những tháng thời tiết nắng hạn.
Lễ hội cầu mưa cũng thể hiện sự tin tưởng mãnh liệt vào đất trời với ước nguyện của đồng bào mong cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Hãy cùng chuyên trang Portfolio tìm hiểu về lễ hội cầu mưa của dân tộc đồng bào Gia Lai ngay trong bài viết này nhé!
1. Tìm hiểu lễ hội cầu mưa
Lễ hội cầu mưa của người dân Gia Lai được tổ chức tại nhà Rông. Tại đây, già làng cùng những thanh niên to khỏe sẽ lấy tiết những con vật hiến sinh như: lợn, gà….mở chén rượu cần linh thiêng để bắt đầu nghi lễ.
Khi lấy tiết con vật hiến sinh thì già làng sẽ lấy phần gan và tiết đặt trên tai ghè rượu để cầu khấn thần linh.
Lễ hội cầu mưa sẽ kết thúc sau bài khấn, dân làng cùng nhau mở tiệc liên hoan cho đến khi mặt trời xuống núi.
Lễ cầu mưa được người Gia Rai tổ chức vào khoảng thời gian tháng 4, tháng 5, khi có hạn hán để cầu mong thần linh đem mưa về cho buôn làng trồng cấy.
Lễ hội cầu thần mưa không những quan trọng với người Gia Rai (Kon Tum) mà còn tất cả cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên.
2. Không khí tham gia lễ hội cầu mưa
Lễ hội cầu mưa được tổ chức tại 1 bến nước (thường là một con suối gần làng) và người dân trước khi tổ chức lễ hội sẽ thu dọn sạch sẽ cũng như chuẩn bị một cây nêu.
Hội đồng già làng sẽ chọn ra một thanh niên trai tráng để cột cùng với vật hiến tế (thường là một con gà trống) và làm lễ.
- Đặc sản rượu làng Vân Bắc Giang – danh tửu của xứ Kinh Bắc xưa
- Điểm tên 5 di sản văn hóa vật thể được vinh danh di sản thế giới
- Đến Hưng Yên khám phá làng nghề nổi tiếng về chế biến long nhãn
- Độc đáo nghề chằm nón lá ở Tây Ninh – giữ hồn nón lá Việt
- Độc đáo nghề dệt thổ cẩm của người Chăm ở An Giang
Trong khi gia làng làm lễ khấn để thông báo và cầu mong thần linh sẽ cho những hạt mưa thì mọi người sẽ tập trung tát nước vào con gà cũng như người thanh niên được chọn trong buổi lễ cầu mưa này.
Khi phần lễ tát nước kết thúc thì cả làng trở về nhà Rông để làm lễ tạ ơn với thần linh dệt thổ cẩm. Một cây nêu cũng như ghè rượu khác được đặt trên là gan gà và tiết heo đã sẵn sàng, già làng khấn mời rượu cũng như các thần linh.
Trong không gian vô cùng phấn khởi, lúc này mọi người đều hô to và thanh niên trai tráng trong làng quây quần để thưởng thức những ly rượu thiêng do thần linh đã ban cho.
Xong xuôi những thủ tục, già trẻ cũng như gái trai trong làng đều đổ tất cả ra sân trước nhà Rông và tổ chức ăn mừng nghề guốc truyền thống bằng điệu múa, câu ca rộn ràng, hân hoan.
Trong sân nhà Rông cũng có 1 cây nêu và ghè rượu để cho mọi người cùng chung vui khi lễ hội cầu mưa diễn ra.
Tất cả các chàng trai, hay cô gái Gia Rai đều vui mừng nhảy múa trong những tiếng cồng chiêng, hay tiếng trống tưng bừng. Và họ luôn thể hiện những điệu múa truyền thống với 1 niềm tin vô cùng thành kính.
Phần hội diễn ra vô cùng say sưa, và ai nấy đều hòa vào những lời ca tiếng hát cùng với những nhịp điệu vui tươi.
Không chỉ cầu khấn trời cho hạt mưa rơi xuống thuận lợi cho việc trồng trọt, sinh hoạt hàng ngày được suôn sẻ.
Người Gia Lai còn mong những thần linh sẽ phù hộ dân làng luôn có sức khỏe cường tráng. Tháng 4 và 5 chính là thời điểm thích hợp được chọn để tổ chức lễ hội này.
Lễ hội cầu mưa được kết thúc bằng những màn chiêng trống, múa hát rộn ràng của đông đảo bà con nơi đây. Mọi người vui tiệc rượu và hát ca rộn ràng đến khi mặt trời xuống núi, rượu nhạt, người say, dần dần dân làng trở về nhà nghỉ ngơi.
Lễ hội cầu mưa của người dân Gia Lai chính là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của cộng đồng người dân tỉnh Kon Tum.
Cho đến tận ngày nay, lễ hội cầu mưa vẫn còn được lưu giữ, và thể hiện sự tin tưởng mãnh liệt vào trời đất với ước nguyện mong muốn cuộc sống được ấm no, hạnh phúc.
Nếu yêu thích chuyên mục văn hóa lễ hội thì nhớ đồng hành cùng gotrangtri.vn các bạn nhé. Đồng thời đây cũng là cơ hội để bạn thường xuyên cập nhật những xu hướng thiết kế nội thất đẹp nhất hiện nay đấy ạ!
363 1
Thỏa mãn nhu cầu trang trí nhà tại NoiThatXhome.vn