Nét đẹp truyền thống trong phong tục Tết Cổ truyền của dân tộc Nùng

(Gotrangtri.vn) Trong tiết trời se lạnh của những ngày cuối năm, khi những bông hoa đào ở miền Bắc chuẩn bị khoe sắc cũng là lúc nhà nhà nô nức chuẩn bị đón Tết. Ở Việt Nam, mỗi dân [...]

(NoithatXHome.vn) Trong tiết trời se lạnh của những ngày cuối năm, khi những bông hoa đào ở miền Bắc chuẩn bị khoe sắc cũng là lúc nhà nhà nô nức chuẩn bị đón Tết.

Ở Việt Nam, mỗi dân tộc đều có những phong tục Tết Cổ truyền riêng. Trong đó, phải kể đến những tập tục đặc sắc của người Nùng.

Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Portfolio tìm hiểu nét đẹp trong phong tục Tết Cổ truyền của người dân tộc Nùng ngay bây giờ nhé!

1. Phong tục Tết cổ truyền: Vài nét về dân tộc Nùng ở Việt Nam

1.1. Đặc điểm

Dân tộc Nùng là dân tộc đông thứ 7 ở Việt Nam, theo số lượng thống kê hiện có hơn 1 triệu người. 

Người Nùng có truyền thống lịch sử phát triển lâu đời và hiện nay vẫn giữ được nhiều phong tục tập quán độc đáo, làm giàu thêm bản sắc văn hóa truyền thống Việt Nam. Đặc biệt phải kể đến phong tục Tết Cổ truyền độc đáo.

Bản người Nùng ở Lạng Sơn vào mùa xuân. (ảnh: internet)

Bản người Nùng ở Lạng Sơn vào mùa xuân. (ảnh: internet)

Đồng bào Nùng thường sống thành từng bản, mỗi bản thường có từ 30 – 70 nóc nhà.

Nhà ở của đồng bào Nùng chủ yếu gồm loại: nhà sàn truyền thống và nhà đất, ngoài ra còn có loại nhà nửa sàn, nửa đất. Trước bản là ruộng nước, sau bản là nương và vườn cây ăn quả.

Người Nùng sống chủ yếu bằng nghề lúa nước. Bên cạnh đó, hình thức kinh tế tự nhiên hái lượm vẫn được duy trì, nếu người đàn ông lên rừng săn bắt thì người phụ nữ lên rẫy thường đeo bên mình cái giỏ nhỏ để thu hái các loại nấm, mộc nhĩ, rau rừng,…góp phần làm phong phú cho bữa ăn hàng ngày.

1.2. Nơi cư trú

Ngôi nhà truyền thống của người dân tộc Nùng. (ảnh: internet)

Ngôi nhà truyền thống của người dân tộc Nùng. (ảnh: internet)

Người Nùng sống phân tán tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, nhưng tập trung nhiều nhất ở các tỉnh miền núi thuộc phía Bắc và Đông Bắc Bộ như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang…

Phân theo các hệ nhánh như: Nùng Xuồng, Nùng Giang, Nùng An, Nùng Lòi, Nùng Phàn Sình, Nùng Cháo, Nùng Inh, Nùng Quy Rịn, Nùng Dín. Đặc biệt, dù là người Nùng ở địa phương nào thì họ cũng có chung những phong tục Tết Cổ truyền độc đáo. 

2. Người dân tộc Nùng rộn ràng chuẩn bị đón Tết cổ truyền

Người Nùng bắt đầu sắm Tết từ sớm, nhưng thường rầm rộ từ ngày 28 tháng Chạp. Càng gần Tết, các phiên chợ của người Nùng càng đông đúc với đầy đủ các loại hàng hóa từ thức ăn, quần áo cho đến đồ trang trí,…

Công việc mua sắm chuẩn bị Tết cổ truyền phần lớn do người phụ nữ đảm nhận, còn những người đàn ông trong nhà có nhiệm vụ sửa sang lại nhà cửa đón Tết.

Hoa đào miền Tây Bắc làm đẹp thêm bức tranh ngày Tết của người dân tộc Nùng. (ảnh: internet)

Hoa đào miền Tây Bắc làm đẹp thêm bức tranh ngày Tết của người dân tộc Nùng. (ảnh: internet)

Đặc biệt, trong ngày Tết cổ truyền, người Nùng không thể thiếu những cành đào rực rỡ trong nhà. Họ quan niệm sắc đào sẽ mang lại không khí Tết và tô điểm thêm cho bức tranh tươi đẹp năm mới của gia đình. 

Ngoài ra, treo cờ trong suốt 3 ngày cũng là phong tục Tết Cổ truyền không thể thiếu của họ.

Lá cờ Tổ quốc được các gia đình người Nùng treo lên rất trang trọng ở trước nhà vừa thể hiện tinh thần dân tộc, vừa cho thấy tính đoàn kết khăng khít của người dân. 

Gia đình người Nùng gói bánh chưng chuẩn bị cho ngày Tết cổ truyền. (ảnh: internet)

Gia đình người Nùng gói bánh chưng chuẩn bị cho ngày Tết cổ truyền. (ảnh: internet)

Trong phong tục Tết Cổ truyền của người Nùng, trên bàn thờ tổ tiên phải có những món ăn không thể thiếu là bánh chưng, gà thiến luộc, bánh kẹo, thịt lợn, mâm ngũ quả và hai cây vạn hai cây vạn niên hương được đặt cạnh bếp.

Ngoài ra, hương trên bàn thờ tổ tiên không được tắt mà phải thắp liên tục trong những ngày Tết. Việc chuẩn bị này phải xong trước ngày 30 Tết.

3. Những phong tục Tết Cổ truyền độc đáo

3.1. Dựng cây nêu

Cây nêu ngày Tết là hình ảnh quen thuộc đối với người Việt Nam, nó xuất hiện trong sách báo, phim ảnh và trong ngày Tết của người dân tộc Nùng. Tục lệ dựng cây nêu một phong tục Tết Cổ truyền độc đáo của người dân tộc Nùng.

Phong tục Tết cổ truyền: Cây nêu ngày Tết xua đuổi tà ma và nhằm đem lại mùa màng bội thu. (ảnh: internet)

Phong tục Tết cổ truyền: Cây nêu ngày Tết xua đuổi tà ma và nhằm đem lại mùa màng bội thu. (ảnh: internet)

Họ dựng cây nêu với mục đích để xua đuổi tà ma và nhằm đem lại mùa màng bội thu cho năm sau. Trên cây nêu, người Nùng thường treo vàng mã, buộc lông gà với mục đích bảo vệ và mang lại hạnh phúc cho con người.

3.2. Xuống vườn đầu năm

Vào ngày đầu năm mới, người dân tộc Nùng thường thực hiện nghi thức xuống ruộng cuốc đất.

Phong tục Tết cổ truyền này nhằm cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, thóc lúa đầy nhà, lợn đầy chuồng, nhà nhà bình an vô sự. 

Đây cũng là một trong những phong tục Tết cổ truyền đặc sắc của nhiều đồng bào dân tộc khác trên cả nước.

Nó mang đậm bản sắc văn hóa tâm linh và văn hóa lúa nước truyền thống của dân tộc Việt Nam. Mỗi dịp như vậy, lại thể hiện tinh thần cầu tiến, chăm chỉ với ước vọng giản đơn, bình dị của con người nơi đây.

3.3. Bữa cơm ngày Tết

Nói về ngày Tết truyền thống của Việt Nam, chúng ta thường nghĩ đến những mâm cơm đầy màu sắc và ý nghĩa.

Đối với người dân tộc Nùng, bữa cơm đầu năm dường như chứa đựng cả công sức lao động suốt một năm vất vả của người nông dân vùng núi.

Bữa cơm ngày Tết của người Nùng đặc biệt hơn những bữa ăn hàng ngày ở chỗ được dâng lên cúng tổ tiên và dùng để tiếp đón khách khứa, họ hàng. Những bữa cơm này góp phần lưu giữ giá trị phong tục Tết cổ truyền mang nét riêng của họ.

Các món ăn trong ngày Tết của người Nùng rất phong phú và đặc sắc, nó mang dấu ấn riêng của dân tộc.

Một số đặc sản như khẩu sly (bánh bỏng), chè lam, các loại bánh rán, mứt… luôn luôn được bày trong mâm bánh kẹo tiếp khách. Các món ngọt thường được dùng cùng chén trà thơm phức, dân giã mà đậm đà.

Phong tục Tết cổ truyền: Món “phung xoong” (lạp xườn) vừa ngon vừa lạ ngày Tết cổ truyền. (ảnh: internet)

Phong tục Tết cổ truyền: Món “phung xoong” (lạp xườn) vừa ngon vừa lạ ngày Tết cổ truyền. (ảnh: internet)

Bên cạnh đó, người Nùng còn tự làm món mặn vừa ngon vừa lạ, đó là món “phung xoong” (lạp xườn), hương vị rất hấp dẫn.

Ẩm thực của người Nùng thực sự là yếu tố quan trọng lưu giữ giá trị phong tục Tết cổ truyền của họ, cũng như làm đa dạng hóa thêm ẩm thực Việt.

3.4. Sinh hoạt ngày Tết

Bàn thờ của người Nùng có hai tầng, tầng trên có 1 bát hương và 5 hoặc 7 cái chén để thờ nàng tiên (tức Phật bà Quan âm Bồ tát). Theo phong tục truyền thống, họ không thờ những thứ có mỡ lợn mà chỉ thờ hoa quả, bánh kẹo và bánh chưng.

Ngoài ra, hương trên bàn thờ tổ tiên không được tắt mà phải thắp liên tục trong những ngày Tết. Thông thường người Nùng tổ chức hoá vàng (tiễn các cụ) chủ yếu vào ngày mùng 2, chậm nhất mùng 3 Tết.

Ngoài ra, theo phong tục Tết cổ truyền của dân tộc Nùng, chàng rể mới phải lo đi Tết bố mẹ vợ, mang theo các lễ vật như các loại bánh, hoa quả, gà thiến.

Có nơi đồ lễ hàng chục cái bánh chưng, lại có nơi nhất thiết phải có miếng thịt treo cắt dọc con lợn. 

Từ xưa đến nay, từ mùng 1 đến 15 tháng Giêng, thanh niên trong làng người Nùng sẽ đến gia đình trưởng bản hoặc thầy mo để tập đánh trống, đánh chiêng.

Trẻ con thì tập đi cà kheo, xe đạp. Thông thường người Nùng tổ chức hoá vàng (tiễn các cụ) chủ yếu vào ngày mùng 2, chậm nhất mùng 3 Tết.

Người Nùng ăn Tết rất to, mổ lợn ròng rã cả tháng và trong những ngày này họ chỉ ăn, chơi và đi lễ hội lùng tùng.

Đàn ông thì uống rượu, chơi tá lả, bài tam cúc, phụ nữ thì làm những món ăn truyền thống của phong tục Tết cổ truyền. Không khí ngày Tết thực sự rất nhộn nhịp và ấm cúng. 

Điệu múa truyền thống của người Nùng trong phong tục Tết cổ truyền. (ảnh: internet)

Điệu múa truyền thống của người Nùng trong phong tục Tết cổ truyền. (ảnh: internet)

Đối với người Nùng, ngày Tết cổ truyền là cơ hội để gia đình sum họp, tưởng nhớ tới tổ tiên, đền ơn trả nghĩa cho nhau.

Đồng thời, Tết là dịp để mọi người nở nụ cười chào nhau và gạt bỏ những giận hờn năm cũ để bắt đầu cho năm mới. Tất cả những phong tục Tết cổ truyền của họ chỉ nhằm làm cho cuộc sống của con người ngày càng tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn khi năm mới bắt đầu.

4. Lời kết

Những phong tục Tết cổ truyền của người dân tộc Nùng cho chúng ta thấy một không gian sinh hoạt văn hóa truyền thống độc đáo, góp phần làm giàu thêm cho nền văn hóa truyền thống của dân tộc.

Tất cả chứa đựng những đức tính tốt đẹp của người Nùng, luôn muốn được sống thân thiện, yên bình.

Nếu bạn yêu thích khám phá phong tục truyền thống của các dân tộc trên dải đất hình chữ S thì hãy tiếp tục theo dõi những bài viết tiếp theo của gotrangtri.vn nhé.

Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật những thông tin hay trong cuộc sống và cả bí quyết thiết kế nội thất nhà đẹp nữa đấy!

Thu Hà – Tổng hợp internet


1.412 5
Thỏa mãn nhu cầu trang trí nhà tại NoiThatXhome.vn

Thiết kế nội thất
Kiến tạo cảm xúc

Chúng tôi tính toán mọi chi tiết để đảm bảo rằng mỗi bản thiết kế nội thất là sự kết nối phù hợp, tối ưu chi phí đem đến sự hài lòng cho khách hàng. 
Giải pháp tư vấn, thiết kế & thi công nội thất của NoithatXHome.vn mang lại sự đơn giản mà tinh tế trong không gian trọn vẹn.

Thẻ bài viết: , ,

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24