Rùa đầu rồng hay còn gọi long quy, là con vật huyền thoại kết hợp hai đặc điểm của rồng và rùa, hình tượng linh thiêng của các nước Á Đông, đặt nó ở đâu thì nơi đó đều mang đến sự cát tường.
Theo truyền thuyết Long sinh cửu phẩm (chín đứa con của rồng), đứa con thứ tư là Bá Hạ thích mang vật nặng có ngoại hình giống con rùa, đầu thì giống con rồng, còn được gọi là long quy.
Ý nghĩa phong thủy long quy
Theo các chuyên gia phong thủy, long quy là linh vật dùng để hóa giải khẩu thiệt, tai ách và chiêu tài. Với tác dụng chiêu tài thì long quy đứng thứ ba sau thần tài, tỳ hưu.
Do đó, gia chủ có thể đặt long quy tại vị trí Thái tuế nếu chẳng may tu tạo vào sơn Thái tuế của ngôi nhà (nhưng tốt nhất là không nên tu tạo vào nơi Thái tuế chiếu đến) và đặt long quy tại bàn thờ Thần tài Thổ địa để hóa giải khẩu thiệt.
Ngoài ra, đặt long quy có tác dụng cầu đinh quý, cầu trường thọ.
Cách bố trí long quy phong thủy
- Phòng khách bài long quy có tác dụng khai tài, phải bày chính diện, đầu hướng ra cửa lớn để thu nạp tài khí, hút tài lộc, nhưng cần lưu ý không để người lạ chạm vào vì sẽ khiến thần thú bị vấy bẩn, suy giảm hiệu quả phong thủy, thậm chí còn gây thoát tài, mất của, ảnh hưởng tới gia vận.
- Long quy đặt ở bàn thờ Thần tài Thổ địa hướng ra cửa để vừa chiêu tài lại an gia, trấn trạch, bảo vệ gia chủ.
- Long quy đặt dưới giường ngủ để cầu thọ và có tác dụng chiêu tài, bình an nên đặt hướng vào trông, đầu hướng vào giường ngủ, phần đuôi hướng ra ngoài.
- Tránh đặt long quy ở trên cao, tốt nhất là đặt sát nền nhà và tránh đặt bụng hướng lên trên vì rùa mà bị phơi bụng, chân chổng lên thì rất nguy khốn. Vì thế, cần chọn nơi bằng phẳng, chắc chắn tránh để long quy bị ngã đổ, lưng chạm đất.
Tuy nhiên, trước khi đặt long quy hay bất cứ linh vật nào, gia chủ cần phải thực hiện khai quang điểm nhãn (thủ tục để linh vật nhận chủ nhân). Việc thực hiện khai quang cần tham khảo ý kiến chuyên gia phong thủy hoặc các sư thầy trong chùa.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: