Việt Nam đang xuất hiện rất nhiều tiền trong dân?

Đang có những lo lắng về việc trên thị trường xuất hiện rất nhiều tiền dẫn đến nguy cơ lạm phát. Vậy thực tế ra sao?

Đang có những lo lắng về việc trên thị trường xuất hiện rất nhiều tiền dẫn đến nguy cơ lạm phát. Vậy thực tế ra sao?

Tiền trong dân gồm tiền mặt và tiền gửi

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản trả lời các ý kiến phản ánh, kiến nghị từ cử tri trước thềm kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khai mạc ngày 24/3 tới.

Trong đó, gửi ý kiến đến Quốc hội, cử tri TP Đà Nẵng bày tỏ lo lắng về việc hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều tiền, dẫn đến nguy cơ đồng tiền mất giá lớn và khả năng lạm phát cao. Cử tri kiến nghị NHNN cần quan tâm xem xét vấn đề này.

Về vấn đề trên, phía NHNN cho biết, thời gian vừa qua, tiền mặt trong lưu thông tăng phù hợp với diễn biến kinh tế, thị trường vì quy mô nền kinh tế nước ta liên tục tăng (GDP giai đoạn 2015-2020 tăng lần lượt là: 6,68%; 6,21%; 6,81%; 7,08; 7,02%; 2,91%).

Cùng với đó, thu nhập và mức sống của người dân liên tục được nâng cao. Khối lượng và giá trị hàng hóa luân chuyển trong nền kinh tế tăng nhanh dẫn đến lượng tiền mặt cung ra đối ứng cho nền kinh tế cũng tăng tương ứng. Thói quen sử dụng và thanh toán bằng tiền mặt của người dân vẫn còn khá phổ biến.

NHNN khẳng định đã điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng để ổn định giá trị đồng tiền (thể hiện qua chỉ tiêu lạm phát luôn được kiểm soát chặt chẽ theo mục tiêu Quốc hội đề ra), góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Theo NHNN, những năm gần đây, lạm phát trong nước nhiều thời điểm chịu sức ép gia tăng khá lớn do giá thế giới biến động (giá nguyên nhiên vật liệu và lương thực, thực phẩm) trong bối cảnh độ mở của nền kinh tế nước ta rất lớn; thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp...

Tuy nhiên, từ năm 2015 đến nay, lạm phát trong nước vẫn được kiểm soát và duy trì dưới 4%, thấp và ổn định hơn so với mức 4,09%-18,58% của giai đoạn 2010-2014.

Trong thời gian tới, NHNN cho biết sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với các chính sách vĩ mô khác để kiểm soát lạm phát bình quân khoảng 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra.

PGS TS Phạm Thế Anh (Ảnh: VEPR).

Trước những luồng thông tin nói trên, PGS TS Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã có những bình luận riêng.

Vị chuyên gia này cho hay, ở đây không rõ cử tri/đại biểu đặt câu hỏi hay phản ánh về thực trạng. Tuy nhiên, nếu hỏi chính xác thì phải hiểu tiền ở đây là bao gồm cả tiền mặt và tiền gửi (số dư tài khoản ở các ngân hàng).

Tuy nhiên, chuyên gia Phạm Thế Anh cho rằng, nếu chỉ đề cập đến phần tiền mặt ngoài lưu thông là chưa đầy đủ. Theo nhận xét của ông, tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi nhìn chung trong nền kinh tế hiện nay rất thấp.

"Đa số người dân giữ phần lớn tiền dưới dạng tiền gửi chứ ít ai giữ phần lớn tiền mặt, trừ những người sống ở nông thôn, người cao tuổi ngại tiếp xúc với công nghệ, hoặc vào những dịp lễ tết cần mua sắm nhiều" - ông Phạm Thế Anh lý giải. Do vậy, NHNN cần cung cấp thêm dữ liệu, thông tin về tiền gửi.

Việt Nam có rất nhiều tiền?

Để trả lời câu hỏi này, theo chuyên gia VEPR, trước hết cần so sánh tốc độ tăng trưởng cung tiền với tăng trưởng kinh tế (GDP) và tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam trong 10 năm gần đây (thời kỳ trước đó cung tiền có năm tăng tới 50% và gây ra các đợt lạm phát phi mã vào năm 2008 và năm 2011).

Trong giai đoạn 2011-2020, tốc độ tăng cung tiền của Việt Nam trung bình gần 16%/năm, trong khi đó tăng trưởng GDP thực trung bình giai đoạn này chỉ là 6%/năm, còn tăng trưởng GDP + tỷ lệ lạm phát trung bình chỉ là 11,4%/năm.

Nguồn: PGS TS Phạm Thế Anh cung cấp.

Theo nhận xét của vị chuyên gia, khoảng cách giữa tăng trưởng cung tiền và tăng trưởng GDP đã thu hẹp đáng kể so với thập kỷ 2001-2010 nhưng vẫn là khá cao, khoảng 10 điểm phần trăm mỗi năm.

Kết quả là tỷ lệ cung tiền (M2)/GDP danh nghĩa của Việt Nam đã vươn lên và bỏ xa các nước trong khu vực.

Nguồn: PGS TS Phạm Thế Anh cung cấp.

Tính đến cuối năm 2019 tỷ lệ này của Việt Nam là 175% còn ở các nước tương đồng trong ASEAN-5 chỉ là chưa tới 130% đối với Malaysia và Thái Lan, 63% đối với Phillipines và chưa đầy 40% đối với Indonesia. Tỷ lệ M2/GDP của Việt Nam vào thời điểm cuối năm 2020 là khoảng 190%.

Từ năm nay (2021) Việt Nam sẽ sử dụng số liệu GDP mới nên tỷ lệ này sẽ hạ xuống đáng kể.

Chuyên Phạm Thế Anh phân tích, sở dĩ tỷ lệ lạm phát trong nước khá thấp trong những năm gần đây chủ yếu là bởi giá nguyên nhiên vật liệu và hàng hóa thế giới giảm. Ví dụ như giá xăng dầu giảm từ khoảng 70-80 USD/thùng từ đầu thập kỷ xuống và duy trì ở mức 30-40 USD/thùng suốt những năm giữa và cuối thập kỷ.

Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng, trong trường hợp giá hàng hóa thế giới đảo chiều cộng với lượng tiền lớn trong nền kinh tế thì đây sẽ là các yếu tố có thể kích hoạt lạm phát bất cứ lúc nào, đặc biệt là khi các hoạt động kinh tế sôi động trở lại (tốc độ lưu chuyển tiền tăng lên).

"Tăng trưởng cung tiền cao cũng chính là nguyên nhân gây lạm phát giá tài sản, đặc biệt là nhà đất" - ông Phạm Thế Anh nhấn mạnh.

Đồng thời lưu ý, sau 10 năm, lượng cung tiền M2 trong nền kinh tế tăng khoảng 4,3 lần. "Nói "nhà không có gì ngoài tiền" là vậy", vị chuyên gia ví von đầy hóm hỉnh.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24