Tây Nguyên: Ba hành lang, ba tiểu vùng...

Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội công bố cuối năm 2012, Tây Nguyên được chia thành 3 hành lang và 3 tiểu vùng với định hướng phát triển khác nhau dựa trên các nguồn lực về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên... Đây sẽ là khu vực kinh tế năng động kết nối với Lào, Campuchia và duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ của Việt Nam.

Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội công bố cuối năm 2012, Tây Nguyên được chia thành 3 hành lang và 3 tiểu vùng với định hướng phát triển khác nhau dựa trên các nguồn lực về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên... Đây sẽ là khu vực kinh tế năng động kết nối với Lào, Campuchia và duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ của Việt Nam.

Tây Nguyên là khu vực kinh tế năng động kết nối với Lào, Campuchia và duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ của Việt Nam.

Quy hoạch mới cho vùng đất mở

Theo Bộ KH-ĐT, quy hoạch mới chia Tây Nguyên (TN) thành 3 dải - hành lang - phát triển theo trục Bắc - Nam. Dải trung tâm, là hành lang kinh tế quan trọng nhất của vùng, tập trung hầu hết các đô thị giàu tiềm lực như Kon Tum, Pleiku, Buôn Ma Thuột... Đây là trung tâm công nghiệp, dịch vụ, KH-CN có sức lan tỏa ra các vùng phụ cận. Ngoài chuỗi đô thị hiện hữu, các thị trấn Plei Kần (Kon Tum), Kiến Đức (Đắc Nông) sẽ được nâng cấp thành thị xã. 7 KCN thuộc 4 tỉnh trên hành lang được ưu tiên đẩy mạnh xây dựng hạ tầng, thu hút đầu tư, đặc biệt là lĩnh vực chế biến nông lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí...

Về giao thông, đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14) sẽ được tiếp tục đầu tư nâng cấp thành đường cao tốc sau năm 2020. Hành lang Đông Trường Sơn được quy hoạch bám theo trục đường chiến lược Trường Sơn Đông kéo dài từ Măng Đen (Kon Tum) đến Lạc Dương (Lâm Đồng), là vùng chuyên canh lương thực, trồng rừng, chăn nuôi đại gia súc... gắn với công nghiệp chế biến, phát triển du lịch sinh thái gắn với các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.

Ngoài thị xã An Khê và thị xã Ayun Pa (Gia Lai), nhiều thị trấn trên dải Đông Trường Sơn sẽ được nâng cấp thành đô thị loại IV như Măng Đen (Kon Tum), K'Bang, Kông Chro, Phú Túc (Gia Lai), Krông Bông, M'Đrắc và Ea Kar (Đắc Lắc). Với các trục quốc lộ theo hướng Đông - Tây như Quốc lộ 19, 24, 25, 26..., dải Đông Trường Sơn còn đảm nhiệm vai trò kết nối TN với các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Cuối cùng, là dải biên giới theo Quốc lộ 14C với các khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y, Lệ Thanh, Đắc Per và các đô thị biên giới Ngọc Hồi, Đức Cơ, Đắc Mil...

Cùng với xây dựng các đô thị cửa khẩu, phát triển các khu kinh tế - quốc phòng, đây còn là khu vực ưu tiên bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn và môi trường, giảm thiểu thiên tai cho các hành lang bên trong của TN và duyên hải Nam Trung Bộ.

Về mặt lãnh thổ, TN được chia thành 3 tiểu vùng. Tiểu vùng Trung TN gồm Đắc Lắc và Đắc Nông là trung tâm công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, nông lâm sản, phát triển du lịch văn hóa với các thương hiệu như Bản Đôn, hồ Lắc, cụm thác Đray Sáp - Gia Long - Trinh nữ... Đặc biệt, TP.Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc) sẽ được xây dựng thành đô thị trung tâm vùng TN trước năm 2020, là đô thị hạt nhân của tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Tiểu vùng Bắc TN (bao gồm Gia Lai, Kon Tum) được khuyến cáo phát triển du lịch sinh thái ở Măng Đen, Biển Hồ và các vườn quốc gia Chư Mom Ray, Kon Ka Kinh, ổn định diện tích và nâng cao năng suất càphê và caosu - hai loại cây công nghiệp chủ lực.

Cuối cùng, tiểu vùng Nam TN - Lâm Đồng là khu vực kinh tế đa ngành, trong đó Đà Lạt được xây dựng thành đô thị đặc thù trực thuộc trung ương với các chức năng là trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng quốc tế, trung tâm đào tạo đa ngành lớn nhất nước, nông nghiệp công nghệ cao, bảo tồn di sản kiến trúc... Riêng TP.Bảo Lộc - đô thị lớn thứ hai của Lâm Đồng - sẽ là trung tâm công nghiệp chế biến nông lâm sản và khoáng sản.

Hợp tác nội vùng và liên vùng

Để thực hiện quy hoạch này, theo Bộ KH-ĐT, TN cần khoảng 207 ngàn tỉ đồng đến năm 2015 và khoảng 513 ngàn tỉ cho giai đoạn 2016 - 2020, bao gồm vốn ngân sách, tín dụng nhà nước, vốn doanh nghiệp, dân cư và FDI. Để thu hút các nguồn lực ngoài ngân sách, TN phải có chính sách khuyến khích phát triển hạ tầng vùng sâu, vùng xa, minh bạch về đất đai, đẩy mạnh cải cách hành chính...

Trong đó cần kiên quyết thu hồi diện tích đất bỏ hoang hoặc sử dụng không hiệu quả để cho các nhà đầu tư khác thuê. Về nguồn nhân lực, khuyến cáo chú trọng đào tạo lao động là người dân tộc thiểu số tại chỗ, bố trí việc làm cho họ tại các DN trên địa bàn. Cán bộ có trình độ khoa học, kỹ thuật cần được thu hút về công tác lâu dài với những chính sách ưu đãi nhằm cải thiện nhanh chóng trình độ nguồn nhân lực.

Một trong các giải pháp quan trọng để thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội TN là đẩy mạnh hợp tác nội vùng và hợp tác liên vùng. Các tỉnh trong vùng cần hợp tác xúc tiến đầu tư, xây dựng vùng nguyên liệu, mở rộng thị trường, tránh tình trạng thừa nhà máy nhưng thiếu nguyên liệu như cây bông vải hiện nay.

Về hợp tác liên vùng, TN cần đẩy mạnh thu hút đầu tư từ hai "đối tác" là duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ vào lĩnh vực chế biến các sản phẩm chủ lực như càphê, caosu, điều, gỗ... Đồng thời kết nối các tour du lịch rừng núi, văn hóa TN với du lịch biển đảo của hai khu vực này. Với các địa phương của Lào và Campuchia, TN cần đẩy mạnh liên kết trong khuôn khổ hợp tác tam giác phát triển, hợp tác tiểu vùng Mê Kông mở rộng, hợp tác phát triển các hành lang kinh tế Đông - Tây...

Thực hiện quy hoạch mới, TN đang bước sang một giai đoạn phát triển tương xứng hơn với tiềm năng của một vùng đất mở.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24