Về việc này, ông Nguyễn Phú Ban - Chủ tịch Hội ND TP.Đà Nẵng, cho biết: Việc này, Thành hội Đà Nẵng cho biết chúng tôi thường xuyên hướng dẫn, vận động ND chỉ sản xuất những cây ngắn ngày như trồng hoa, cây cảnh, làm nấm… thời vụ canh tác ngắn, nhanh thu hoạch, đồng thời yêu cầu chủ đất cam kết khi nào triển khai dự án phải báo trước một khoảng thời gian để ND có kế hoạch sản xuất thích hợp, không thiệt hại về hoa màu.
Nông dân phường Hòa Xuân (Cẩm Lệ) dọn đất vừa mượn được để chuẩn bị vụ hoa sắp đến
- Trước hết, tôi xin nói rõ, việc thuê, mượn đất còn bỏ hoang cho ND sản xuất xuất phát từ nhu cầu bức thiết của đông đảo ND trong thành phố. Qua nhiều diễn đàn tiếp xúc cử tri với đại biểu HĐND và đại biểu Quốc hội, cử tri ND tha thiết đề nghị Nhà nước cho ND mượn và thuê đất của các dự án chưa triển khai để ND sản xuất.
Từ thực tế này, Ban Thường vụ Hội ND thành phố đã có chủ trương đề nghị các cấp hội rà soát ngay trên địa bàn mình, để khảo sát nắm chắc số diện tích đất còn bỏ hoang hiện có và xây dựng phương án xin thuê hoặc mượn đất để ND sản xuất. Sau đó, Thành hội đã làm việc với đồng chí Trần Thọ - Phó Bí thư Thường trực phụ trách Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố, trình bày xin chủ trương của thành phố về việc này. Đồng chí Trần Thọ đã thống nhất chủ trương và giao cho Hội ND triển khai thực hiện.
Từ chủ trương này của lãnh đạo thành phố, Thành hội đã triển khai cho cấp hội tham mưu, đề xuất với các ngành, các cấp để mượn đất, thuê đất. Kết quả, có nhiều cơ sở hội mượn, thuê được đất từ các dự án, như Hội ND phường Hòa Cường Bắc, Hòa Cường Nam (quận Hải Châu), phường Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ), phường An Khê, Hòa Khê (quận Thanh Khê)...
Ở những trường hợp này, Hội ND các cấp là cơ quan đứng ra mượn, thuê đất và cam kết về việc sử dụng đất cũng như giao trả đất với chủ đất và các cơ quan chức năng. Việc làm này của Hội ND đã được các cấp ủy Đảng thống nhất chủ trương và UBND thành phố có văn bản chỉ đạo cụ thể, vì vậy rất thuận lợi.
Trong diện tích đất mà ND được mượn để sản xuất có đất thuộc sân bay quốc tế Đà Nẵng quản lý. Làm sao mà chúng ta có thể thuê được đất ở khu vực nhạy cảm như vậy, thưa ông?
- Việc ND không có đất sản xuất xin vào đây thuê đất giá rẻ để sản xuất, phải nói rằng trước hết là sự thông cảm và chia sẻ rất lớn của sân bay Đà Nẵng. Sau nữa là sân bay Đà Nẵng chỉ cho thuê đất hoang hóa ở xa với trung tâm sân bay.
Bên cạnh đó, sân bay Đà Nẵng cũng có niềm tin ở Hội, rằng Hội đã thường xuyên tuyên truyền, vận động ND phải chấp hành theo quy định của sân bay sau khi thuê đất, vì vậy sẽ không có vấn đề gì phức tạp xảy ra khi cho ND thuê.
Hiện nay, diện tích đất bỏ hoang mà ND mượn, thuê sản xuất còn rất khiêm tốn so với thực trạng đất bỏ hoang ở Đà Nẵng. Thành hội có chủ trương gì để giúp ND mở rộng diện tích mượn, thuê trong thời gian tới, thưa ông?
- Việc hướng dẫn, vận động ND lập thủ tục để xin các cấp thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho mượn đất là nhiệm vụ trọng tâm của Hội ND thành phố từ nay đến cuối năm, cũng như cả nhiệm kỳ 2013-2018.
Còn khoảng 1.200 dự án “treo” với trên 130.000ha đất bỏ hoang Số liệu từ Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên - Môi trường), đến cuối năm 2012 cả nước có khoảng 1.200 dự án “treo” với trên 130.000ha đất bỏ hoang. Diện tích lớn trong tổng số này là đất nông nghiệp. Tổng cục Quản lý đất đai cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, song điều dễ nhận thấy là công tác quản lý, nghiên cứu lập quy hoạch còn yếu. Ngoài ra, quy định pháp luật hiện hành còn kẽ hở. Điều đó lý giải vì sao có những dự án “treo” từ năm này qua năm khác, gây bức xúc trong nhân dân. Nguyễn Đình |
Sau đó xây dựng phương án thuê, mượn đất thật cụ thể, làm việc với chủ đất, cơ quan chức năng để thuê, mượn; sau khi có được đất thì tạo điều kiện cho ND sản xuất.
Cũng xin nói thêm là ngoài đứng ra mượn, thuê đất cho ND sản xuất, các cấp Hội ND ở Đà Nẵng còn đứng ra dạy nghề, giúp ND thành lập các chi hội nghề nghiệp và đặc biệt là tín chấp để ND vay vốn sản xuất ngay trên vùng đất vừa được mượn, được thuê.
Nhân đây, chúng tôi cũng xin nói rằng, việc thuê và mượn đất cho ND sản xuất là việc làm mới, chưa có tiền lệ, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, vì thế rất khó khăn cho các cấp hội cũng như cho ND trên hành trình đi tìm đất hoang sản xuất. Tuy nhiên bằng trách nhiệm với ND, Hội ND đã đứng ra lấy uy tín của Hội để làm căn cứ pháp lý, giúp các cơ quan chức năng, các chủ đầu tư có niềm tin để giao đất.
Về lâu dài, chúng tôi tha thiết mong các cơ quan chức năng nên có những văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh việc thuê đất, mượn đất của các dự án để thời gian tới, khi Hội và ND đứng ra thuê, mượn không bị vướng mắc về pháp lý.
Ông Phùng Tấn Viết -Phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng: Không ảnh hưởng đến các dự án UBND thành phố tạo mọi điều kiện cho Hội ND được mượn, thuê đất của các dự án chưa triển khai để giao cho ND sản xuất. Việc làm này vừa tránh lãng phí đất đai, vừa giúp ND có thêm thu nhập, giảm thất nghiệp mà không làm ảnh hưởng đến các dự án. Thành phố chỉ đề nghị nông dân canh tác các loại cây, con ngắn ngày, và khi dự án triển khai thì phải trả lại đất cho thành phố. Ông Nguyễn Thanh Liêm - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Quảng Nam: Ủng hộ cách làm của Đà Nẵng Tôi rất ủng hộ cách làm của Hội ND Đà Nẵng. Việc thuê, mượn đất dự án “treo” cho ND sản xuất không những tạo công ăn việc làm cho ND mà còn nâng cao vai trò, uy tín của Hội, tránh tình trạng đất dự án bỏ hoang trong khi ND không có đất sản xuất. Các cơ quan chức năng nên triệt để thu hồi đất các dự án mà chủ dự án không triển khai dù đã quá thời gian quy định. Ông Võ Việt Chính - Chủ tịch Hội ND Quảng Ngãi: Tránh lãnh phí tài nguyên đất Việc làm của Hội ND Đà Nẵng có ý nghĩa vô cùng thiết thực. Tại nhiều địa phương, để thực hiện các dự án, cơ quan chức năng đã thu hồi hàng trăm ha đất. Song, nhiều dự án không hoạt động, trong khi ND không có đất sản xuất. Tuy nhiên, để học theo cách làm đó, Hội ND Quảng Ngãi rất cần sự đồng thuận, hỗ trợ từ các cấp, ngành ở địa phương. Ông Nguyễn Văn Quý- Chủ tịch Hội ND Vĩnh Phúc: Hội sẵn sàng giúp nông dân mượn đất Việc các cấp Hội ND Đà Nẵng tiên phong đứng ra bảo lãnh cho ND mượn đất các dự án treo để sản xuất là cách làm sáng tạo, tạo điều kiện cho ND có tư liệu sản xuất, tăng thêm thu nhập. Ở Vĩnh Phúc cũng có đất “treo”. Theo cách làm của Đà Nẵng, nếu được tỉnh đồng ý, Hội sẽ đứng ra kết nối với các chủ đầu tư, các cơ quan chức năng cho ND mượn những diện tích này để sản xuất. Đình Thiên - Trương Hồng Công Xuân - Lan Dương (thực hiện) |