Người dân góp ý sửa đổi Luật Đất đai: Giao đất vô thời hạn, bỏ hạn điền

Ngày 15.10, lần đầu tiên những ý kiến tham vấn của người dân mới chính thức được công bố. Có 3 địa phương được tiến hành tham vấn ý kiến.

Ngày 15.10, lần đầu tiên những ý kiến tham vấn của người dân mới chính thức được công bố. Có 3 địa phương được tiến hành tham vấn ý kiến.

Trong suốt hơn 1 tháng đưa Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) ra lấy ý kiến góp ý, chỉ đến cuộc hội thảo do Quỹ Hợp tác và Phát triển phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức ngày 15.10, lần đầu tiên những ý kiến tham vấn của người dân mới chính thức được công bố.

3 địa phương được tiến hành tham vấn ý kiến gồm huyện Yên Dũng (Bắc Giang), Lộc Hà (Hà Tĩnh) và Củ Chi (TP.HCM).

Không ủng hộ bồi thường bằng tiền

Ông Phạm Văn Ngọc - Giám đốc Trung tâm Nâng cao năng lực cộng đồng về môi trường, thành viên nhóm tiến hành tham vấn tại 3 tỉnh nói trên cho biết: Đa số ý kiến người dân được hỏi đều cho rằng “cần phải kéo dài thời hạn giao đất, cho thuê đất và nên giao đất theo mục đích sử dụng”.

Đặc biệt, ông Ngọc cho biết nhiều người dân khi được hỏi cho rằng họ muốn được đầu tư cùng và cho thuê lại. “Trước, chúng ta quan niệm như vậy sẽ dẫn đến người dân phải làm thuê, làm mướn. Tuy nhiên, cần phải nhìn theo khía cạnh có như vậy mới tận dụng được khoa học kỹ thuật và nguồn lực để tăng hiệu quả của đất” - ông Ngọc nói.

Riêng về những quy định liên quan đến cưỡng chế thu hồi đất, ông Ngọc cho biết: Bà con đều mong muốn chỉ cưỡng chế thu hồi trong trường hợp sử dụng sai mục đích và vi phạm pháp luật.

Một vấn đề “gai góc” khi tiến hành tham vấn để tổng hợp ý kiến của người dân đó là vấn đề bồi thường khi thu hồi đất. 82% người dân ở cả 3 vùng ủng hộ việc cần phải xem lại cơ chế đền bù. Ông Nguyễn Văn Ngọc cho biết: Người dân không ủng hộ việc bồi thường bằng tiền bởi sau khi thu hồi đất, người dân không còn đất nên họ không biết làm gì. “Đã bị thu hồi thì dù có bồi thường cách gì thì quyền lợi của người dân cũng chưa được đảm bảo. Không phải ai cũng có thể thay đổi sinh kế trong ngày một ngày hai.

Cần giao đất lâu dài

Ông Vũ Quốc Tuấn - Trưởng ban cố vấn liên mạng vận động chính sách (INPA) cho rằng cần phải có tư duy đột phá trong việc sửa đổi lần này. Ông Tuấn đưa ra 6 kiến nghị cụ thể như: Cần phải giao đất nông nghiệp cho nông dân sử dụng ổn định, lâu dài (không có thời hạn). Đối với đất nông nghiệp nên xóa bỏ hạn điền, để cho phép nông dân tích tụ ruộng đất. Thu hồi đất thì phải phân làm hai loại, nếu vì mục đích an ninh quốc phòng thì phải áp dụng cơ chế trưng mua, nếu vì mục đích kinh tế thì theo giá thỏa thuận...

Ông Đặng Hùng Võ cho rằng cần phải có cơ chế để mọi người dân đều phải được thụ hưởng lợi ích chính sách từ dự án đầu tư khi đất của họ bị nhà nước thu hồi.

TS Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, được biết đến với vai trò “cha đẻ” của Luật Đất đai 2003 cho rằng còn rất nhiều vấn đề vướng mắc trong dự thảo. Ví dụ: Xung quanh thời hạn giao đất và thu hồi đất. Nhiều câu hỏi nảy sinh trong đầu người nông dân như: Họ không biết khi nào Nhà nước thu hồi đất của họ, ngay cả khi được kéo dài thêm thời hạn giao đất thêm hàng chục năm.

“Không thể có một nền nông nghiệp lớn và sản phẩm chất lượng cao nếu không xóa bỏ thời hạn giao đất nông nghiệp cho người dân. TS Đặng Kim Sơn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Bộ NNPTNT) cho rằng giao đất vô thời hạn cho nông dân là tốt nhất. Mở rộng đất hạn điền thì phải hướng vào nông dân chứ không phải bất kỳ một đối tượng nào khác. Không nên thu hồi đất vì mục đích kinh tế một cách dễ dãi, đồng thời bồi thường cho người dân sau khi thu hồi đất phải đảm bảo tính bền vững.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24