Ngày 21/10/2019, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt đề án đầu tư quy hoạch 5 huyện gồm Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đông Anh và Đan Phượng thành quận hoàn thành năm 2025. Theo đó, dự án quy hoạch huyện Đan Phượng, Hà Nội sẽ có điểm nhấn là các khu đô thị thông minh, trung tâm, khu công nghiệp, dịch vụ cao cấp nhằm phục vụ lợi ích cho nghiên cứu và phát triển toàn diện.

Huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội

Huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội

Quy hoạch huyện Đan Phượng, Hà Nội – Khởi tạo đô thị thông minh toàn diện

Trong các huyện thuộc thành phố Hà Nội, huyện Đan Phượng có diện tích nhỏ nhất nằm ở hướng Tây Bắc của trung tâm thành phố. Là khoảng giữa của trục quốc lộ 32 và có 2 dòng sông Hồng và sông Đáy chảy qua. Có thể thấy với một hệ thống giao thông thuận lợi hợp với đặc thù đồng bằng, quy hoạch huyện Đan Phượng, Hà Nội sẽ mang lại thế mạnh toàn diện và lợi ích không nhỏ cho người dân sinh sống ở đây.

Ngay khi hoàn thành dự án chuyển đổi huyện lên quận, người dân sẽ được hưởng các chính sách của quận nội thành, nhiều nhất là việc nhận được các khoản đầu tư cho các công trình lớn để phát triển kinh tế - xã hội.

Cụ thể là sẽ có nhiều trung tâm thương mại thông minh mọc lên thay dầu cho chợ quê, các khu vui chơi giải trí công nghệ cao, dịch vụ giáo dục, sức khỏe cũng sẽ được chú trọng hơn. Ngành phát triển sớm nhất có thể là bất động sản nhờ ảnh hưởng của sự chuyển đổi này.

Mục tiêu sau khi quy hoạch huyện Đan Phượng, Hà Nội

Mục tiêu sau khi quy hoạch huyện Đan Phượng, Hà Nội

Quy hoạch giao thông huyện Đan Phượng

Việc đầu tư vào kết cấu hạ tầng giao thông chính là nền tảng cho việc phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, bền vững.

Hệ thống đường bộ

  • Quốc lộ 32: Đoạn ngang qua thị trấn Phùng có vai trò chính, quy mô gồm 4 làn xe cơ giới gồm 2 dải dòng 2 bên, xây thêm cầu vượt và nút giao khác với đường vành đai 4.
  • Đường vành đai 4: Bao gồm 6 làn xe cao tốc, đường song hành 2 bên (2x3 làn xe) và trục hành lang trồng cây xanh, xây dựng thêm công trình hạ tầng kỹ thuật.
  • Đường trục Tây Thăng Long: Vị trí phía Đông đường Vành đai gồm 10 làn xe, phía Tây đường vành đai gồm 6 làn xe.

Hệ thống giao thông huyện Đan Phượng

Hệ thống giao thông huyện Đan Phượng

Hệ thống đường sắt

Xây dựng ga Phùng (ga trung gian) ở phía Bắc đường Tây Thăng Long. Thêm tuyến đường sắt kết nối các đô thị trung tâm và đô thị huyện. Việc xây dựng thêm các đoạn đường sắt quốc gia sẽ giúp các dự án được xác định và cấp thẩm quyền phê duyệt.

Các tuyến đường giao thông sẽ giúp đáp ứng những nhu cầu về mọi mặt, có điều kiện phát triển về du lịch và dịch vụ, nâng cao khả năng kết nối giữa các huyện, các tỉnh.

Kế hoạch quy hoạch sử dụng đất huyện Đan Phượng

Cùng xaydungxhome.vn hiểu về khái niệm quy hoạch đất và kế hoạch quy hoạch đất của huyện Đan Phượng, Hà Nội nhé!

Định nghĩa về quy hoạch đất

Định nghĩa về quy hoạch đất

Quy hoạch huyện Đan Phượng, Hà Nội đã hoàn thành về sử dụng đất vào năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016-2020. Giấy chứng nhận sử dụng đất ở được cấp cho những thửa đất đủ điều kiện chiếm 96% trong vòng 10 tháng, 99% cho đất nông nghiệp và 100% cho các thửa đất được kê khai đăng ký phục vụ tốt công tác quản lý đất đai.

Tăng cường về công tác chỉ đạo quản lý đất nông nghiệp và đất công sẽ giúp phần kiền quyết, hạn chế phát sinh vi phạm trong quá trình chuyển đổi và sau chuyển đổi.

Cán bộ trực tiếp chỉ đạo

Cán bộ trực tiếp chỉ đạo

Định hướng phát triển của dự án quy hoạch huyện Đan Phượng, Hà Nội

Không gian được chia thành hai phần thành phía Đông và Phía Tây đường Vành đai 4 làm mốc.

Phía Tây Vành đai 4 nằm ở Hành lang xanh của thành phố Hà Nội, được định hướng cho việc phát triển đô thị và phát triển làng xóm, dân cư nông thôn.

  • Phát triển làng xóm, dân cư nông thôn ở Hành lang xanh: Tiếp tục các hoạt động truyền thống nhằm bảo tồn, và gìn giữ nét đẹp lịch sử văn hóa.
  • Phát triển thị trấn Phùng và vùng lân cận thành khu đô thị sinh thái, công nghệ cao gắn với trục đường Tây Thăng Long trợ giúp cho vùng nông thôn phát triển đồng thời phát triển theo.

Phía Đông Vành đai 4 bao gồm khu đô thị S1, S2, GS, Sông Hồng được đầu tư để phát triển về mặt y tế, giáo dục, dịch vụ cao cấp với tổng diện tích hơn 2500ha.

Lợi ích mà người dân nhận được sau khi hoàn thành dự án quy hoạch

  • Số lượng cán bộ gia tăng nhằm mục đích quản lý và phát triển đô thị. Nhiều phường mới được lập đồng nghĩa với việc cần nhiều cán bộ phụ trách hơn, đồng thời cũng sẽ có những sự điều chỉnh như lên chức hay điều đi công tác ở đơn vị khác,
  • Nhiều ưu đãi và quyền lợi hơn cho nhân dân. Các chính sách của các quận nội thành sẽ được áp dụng cho huyện Đan Phượng. Sau dự án quy hoạch huyện Đan Phượng, Hà Nội điểm khác biệt nhận thấy rõ là việc nhận được nhiều nguồn vốn gia tăng đầu tư cho các hoạt động xây dựng cơ sở vật chất. Từ đó, phát triển đô thị một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  • Quận nội thành cũng sẽ được tự quyền quyết định các chính sách nằm trong phân cấp theo thẩm quyền. Không cần chờ đợi và dựa vào các quyết định của cấp trên như trước đây.
  • Ngoài việc phát triển ngành bất động sản, du lịch, dịch vụ giúp cho giá trị đời sống của nhân dân được nâng cao. Người dân cũng sẽ đối mặt với hiện thực rằng, giá cả các mặt hàng thiết yếu hằng ngày cũng sẽ tăng theo.

Xây dựng Quận Đan Phượng phát triển toàn diện

Xây dựng Quận Đan Phượng phát triển toàn diện

Mong rằng qua bài viết trên xaydungxhome.vn đã giúp các bạn có thêm thông tin về các kế hoạch cũng như những gì cần chuẩn bị sau khi dự án quy hoạch huyện Đan Phượng, Hà Nội hoàn thành.