Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang có lẽ là cái tên mà nhiều người còn khá mơ hồ khi nhắc đến. Ông là người sáng lập, lãnh đạo tập đoàn sản xuất và buôn bán hàng tiêu dùng Masan. Vậy điều gì đã giúp ông xây dựng nên một sự nghiệp lớn mạnh như vậy ? Hãy cùng BATDONGSAN EXPRESS tìm hiểu nhé!

Nguyễn Đăng Quang là ai?

Ông Nguyễn Đăng Quang sinh vào năm 1963 tại thành cổ Quảng Trị, là một trong những doanh nhân ấn tượng nổi danh từ các nước Đông Âu. Bản thân ông cũng là một người theo lĩnh vực vật lý và toán học với học vị tiến sĩ Vật lý hạt nhân của trường Đại học Vật lý Ứng dụng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học - Belarus.

Ông là người sáng lập, lãnh đạo tập đoàn sản xuất và buôn bán hàng tiêu dùng Masan

Theo Forbes, ông Quang đã từng kinh doanh mặt hàng tiêu dùng tại Đông Âu (FMCG), bắt đầu sự nghiệp của ông thông qua việc bán mỳ gói cho người Việt sinh sống và làm việc tại đây và trở về nước thành lập nên Tập đoàn Masan, sau đó đầu tư và gốp cổ phần vào Techcombank. Ông Quang là tỷ phú tự thân, có 3 người con.

Năm 2018, ông Nguyễn Đăng Quang đã được trang thống kê Bloomberg ghi nhận là 1 trong 2 tỷ phú USD mới nhất của khu vực Đông Nam Á với tài sản lên đến khoảng 1,2 tỷ USD.

1 trong 2 tỷ phú USD mới nhất của khu vực Đông Nam Á

Sự nghiệp và cuộc đời ông Nguyễn Đăng Quang

Gia đình

Vợ ông Nguyễn Đăng Quang là ai?

Bà Nguyễn Hoàng Yến là vợ ông Nguyễn Quang Đăng ( 1963) tốt nghiệp cử nhân Nga Văn.

Hiện nay, bà Yến đang nắm giữ khoảng 42 triệu cổ phiếu của Masan và 300 nghìn cổ phiếu doanh nghiệp cổ phần Hàng tiêu sử dụng Masan. Tổng trị giá tài sản ước tính khoảng 3.500 tỷ đồng.

Thông tin cơ bản của Nguyễn Đăng Quang

Sự nghiệp

Ông Nguyễn Đăng Quang là một tiến sĩ vật lý hạt nhân nhưng lại rất thành công trong lĩnh vực buôn bán.

Ông là người đi đầu trong ngành sản xuất mì gói và tương ớt tại Nga. Lĩnh vực về thực phẩm và đồ uống được coi là điểm mạnh của Masan .

Trong thời gian sinh sống và làm việc ở Nga, ông Đăng Quang bắt đầu kinh doanh bằng cách bán mì ăn liền chủ yếu cho cộng đồng người Việt đang sinh sống tại Nga.

 Doanh nhân Nguyễn Đăng Quang về Masan chắc chắn không phải hoàn toàn vì tiền

Từ những năm đầu 90, ông đã xây dựng và quản lý Masan Rus Trading tại Nga, là tiền thân của tập đoàn Masan.

Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang cùng các thành viên cũng đã thành công xây dựng nên thương hiệu mì gói của họ tại thị trường Việt Nam. Ông Quang sau đó đã xây dựng nên nhà máy với công suất lớn với 30 triệu gói mì trong mỗi tháng . Sau đó đã mở rộng đầu tư sang đậu nành và cá.

Tháng 2 năm 2020, Ông Nguyễn Đăng Quang chính thức lên làm chủ tịch VinCommerce. Cụ thể, khi chấp nhận sáp nhập hệ thống Vinmart từ Vingroup, Chủ tịch đồng thời là CEO Masan - Nguyễn Đăng Quang đã trực tiếp phụ trách vị trí Chủ tịch hội đồng quản trị công ty VCM , VinCommerce.

Hành trình lột xác “con buôn” mì gói đến tỷ phú USD

Xuất thân từ một Tiến sĩ Vật lý hạt nhân nhưng những thành công của ông Quang lại đến từ lĩnh vực kinh doanh. Đều cùng bắt đầu từ sản xuất và kinh doanh mì gói tại thị trường Đông Âu, Phạm Nhật Vượng chọn Ukraine, thì Nguyễn Đăng Quang lại chọn thị trường Nga . Một thị trường vô cùng rộng lớn nhưng cũng vô cùng khó khăn để tiếp cận và tiêu thụ.

Xuất thân từ một Tiến sĩ Vật lý hạt nhân nhưng những thành công của ông Quang lại đến từ lĩnh vực kinh doanh

Khởi nghiệp chỉ bằng những gói mì và quá trình xây dựng thương hiệu Masan

Không dừng lại sự phát triển ở Nga, ông Quang còn mang thương hiệu mì gói về quê hương Việt Nam. Thương hiệu mì gói rất nổi tiếng ở Việt Nam - Omachi , thương hiệu mỳ thuộc Tập đoàn Masan mà chắc hẳn không phải ai cũng biết. Nguyễn Đăng Quang được nhắc đến với biệt danh là người dậy cho người Nga cách ăn mì ăn liền.

Về lý do chọn mì gói để bắt đầu khởi nghiệp, ông chủ Masan chia sẻ rằng ban đầu không có ý lựa chọn mì gói để kinh doanh. Nhưng vì bối cảnh kinh tế đất nước lúc bấy giờ khiến ông phải lựa chọn mì gói. Theo ông ở thời điểm kinh tế khó khăn thì việc quan trọng nhất là “no bụng”.

Quyết định “táo bạo” khi đưa Masan về quê hương

Ông trùm tập đoàn tiêu dùng

Quyết định đưa Masan Food về với Việt Nam là một quyết định đầy “táo bạo” của ông Quang năm 2001. Cũng trong năm 2001 ông Quang cho ra mắt sản phẩm nước tương Chin-su. Chỉ vỏn vẹn 1 năm các sản phẩm mang thương hiệu Masan đều có mặt trên thị trường đồ tiêu dùng Việt Nam.

Đến cuối năm 2004, Công ty cổ phần Hàng hải Masan (MSC) ra mắt với vốn điều lệ 3.200.000.000 đồng. Năm 2009 MSC được chuyển giao cho Công ty cổ phần Tập đoàn Masan, vốn tăng từ 32 tỷ đồng lên tới 100 tỷ đồng qua việc phát hành riêng lẻ cho Tập đoàn Masan.

Tháng 8 năm 2009, Công ty CP Tập đoàn Masan chính thức được đổi tên thành Công ty CP Masan (Masan Group). Thời điểm này đã đánh dấu một cột mốc mới đối với Masan Group khi được niêm yết chính thức trên sàn chứng khoán Việt Nam. Trên thực tế, công ty này là đơn vị quản lý vốn đầu tư và tài sản 2 doanh nghiệp chính là Công ty CP Thực phẩm Masan Food và Ngân hàng Techcombank.

Để được người dân cả nước biết đến rộng rãi hơn vị tỷ phú này không ngần ngại mạnh tay chi tiền vào việc chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội, chuyển đổi số. Điển hình là năm 2018 ông chi tới 9 tỷ đồng chỉ cho 10 quảng cáo, mỗi quảng cáo kéo dài 30s trong trận Chung kết AFF Cup năm 2018. Quảng cáo chủ yếu quảng bá cho các sản phẩm mỹ, xúc xích và tương ớt mới của Masan.

Con buôn mì gói Đông Âu trở thành tỷ phú USD

Những con số đáng nể từ “gã khổng lồ” Masan

Từ một công ty nhỏ chuyên sản xuất và phân phối mì gói cho người Việt ở Nga, với sự dẫn dắt của Nguyễn Đăng Quang và các cộng sự công ty ngày một phát triển vững chắc và trở nên lớn mạnh hơn. Có thể khẳng định “Masan là đế chế về các mặt hàng tiêu dùng số 1 Việt Nam hiện nay”. Điều này đã được thể hiện rõ nét qua những thành tích đáng nể mà “gã khổng lồ” này đạt được. Năm 2016, Masan xếp hạng thứ 7 trong Top 50 thương hiệu có giá trị cao nhất Việt Nam, đứng thứ 2 trong toàn ngành hàng tiêu dùng.

Ngoài ra, Masan Group là Tập đoàn lớn với hơn 10 nghìn nhân viên , đạt doanh thu thuần >30 nghìn tỷ đồng, tăng kỷ lục đạt mức 90% so với năm trước vào năm 2015. Giá trị thị trường Masan Group có nằm ở mức 51.000 tỷ đồng tương đương 2,4 tỷ USD tính tới giữa năm 2016.

Đến năm 2018 doanh thu của Masan Group không ngừng phát triển lên đến 47.000 tỷ đồng, tăng 20% so với 2017. Mục tiêu của Masan Group trong năm 2020 là đạt 10% giá trị vốn hóa thị trường, khoảng 20 tỷ USD.

Quan điểm của “ông trùm” Masan về kinh doanh

Tiểu sử và sự nghiệp chủ tịch Masan – Nguyễn Đăng Quang - Ảnh 4

Để có những thành công như ngày hôm nay ông Nguyễn Đăng Quang phải trải qua vô vàn thử thách và khó khăn. Nhưng nhờ có tư duy kinh doanh táo bạo và quan điểm kinh doanh đúng đắn đã giúp cho ông đạt được những thành công lớn.

Trong kinh doanh ông luôn luôn theo đuổi lý tưởng của bản thân là đưa thương hiệu cá nhân trở thành một niềm tự hào của đất nước có thể sánh ngang với các thương hiệu lớn trên toàn cầu. Và để có thể làm được điều đó ông luôn đưa đến những sản phẩm tốt nhất dùng công nghệ hiện đại nhưng vẫn mang đậm tinh thần và văn hóa của dân tộc Việt Nam. Tất cả đã góp phần tạo nên một nhân tài, một doanh nhân tài ba của đất nước Chủ tịch tập đoàn Masan - Ông Nguyễn Đăng Quang

Cùng ban biên tập Batdongsan Express tham khảo thêm thông tin về các doanh nhân, tỷ phú hàng đầu của Việt Nam cũng như thế giới tạixaydungxhome.vn