Hà Nội vẫn đề xuất “siết” điều kiện nhập cư vào nội đô

Trình lại dự Luật thủ đô tại phiên họp TVQH sáng nay, 17.8 sau khi luật này bị “bác” tại nhiệm kỳ Quốc hội trước, Hà Nội đã đề xuất thêm điều kiện chặt hơn đối với công dân muốn nhập cư vào thành phố.

Trình lại dự Luật thủ đô tại phiên họp TVQH sáng nay, 17.8 sau khi luật này bị “bác” tại nhiệm kỳ Quốc hội trước, Hà Nội đã đề xuất thêm điều kiện chặt hơn đối với công dân muốn nhập cư vào thành phố.

Theo tờ trình do Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường thừa ủy quyền Thủ tướng báo cáo tại phiên họp, trong lĩnh vực quản lý dân cư, năm 2011 (sau 03 năm tính từ thời điểm Nghị quyết của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội và các tỉnh có hiệu lực), dân số toàn TP.Hà Nội đã tăng 225.070 hộ, 592.543 người, bằng 9% so với năm 2008 với mật độ trung bình 2.129 người/1km2, gấp 8 lần bình quân cả nước.

Bộ trưởng Tư pháp cũng cho hay mật độ dân cư phân bố rất không đồng đều, có sự chênh lệch lớn giữa ngoại thành và nội thành, dân số chủ yếu tập trung và tăng nhanh ở khu vực nội thành, (10 quận nội thành).

Vẫn lấy mốc thời gian từ ngày mở rộng địa giới hành chính, ông Hà Hùng Cường cho hay ở nội thành Hà Nội năm 2008 có 593.023 hộ với 2.346.864 người thì đến tháng 10.2011 đã tăng thêm 216.954 người, bằng 9,2%.

“Tình trạng tăng dân số cơ học quá nhanh ở nội thành trong những năm gần đây là một trong những vấn đề nan giải nhất của Hà Nội do cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội hiện nay không thể đáp ứng được”, Chính phủ nhận định.

Để tháo gỡ khó khăn này, dự luật Thủ đô đưa ra một số quy định khác với luật Cư trú hiện hành, trong đó quy định thêm một số điều kiện chặt chẽ hơn để người tạm trú được đăng ký thường trú tại nội thành.

Cụ thể, dự Luật quy định để được đăng ký hộ khẩu thường trú vào TP, công dân phải đáp ứng một trong các điều kiện: Quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 20 của Luật Cư trú; hoặc phải có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở và đã tạm trú liên tục tại chỗ ở đó từ 03 năm trở lên (quy định của luật Cư trú là 1 năm trở lên); nơi đề nghị đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú.

Như vậy, so với quy định hiện hành của luật Cư trú, công dân muốn nhập cư vào Hà Nội phải có từ 3 năm tạm trú liên tục tại chỗ ở nhất định trở lên, thay vì 1 năm như quy định hiện hành của pháp luật.

Tiếp tục thẩm tra nội dung dự Luật, trong đó có quy định về quản lý cư trú, đa số ý kiến trong Thường trực Uỷ ban pháp luật tán thành nhận định của Ban soạn thảo về tình trạng quá tải dân cư trong TP và cho rằng “cần sớm có biện pháp cụ thể quản lý dân cư tại nội thành Hà Nội nhằm hạn chế tình trạng gia tăng dân số cơ học ở nội thành Hà Nội”.

Từ quan điểm này, cơ quan thẩm tra tán thành quy định về quản lý cư trú nói trên tại Điều 21 của dự Luật về quản lý cư trú, đồng thời đề nghị cùng với quy định này, cần phải có giải pháp tổng thể, đồng bộ về kinh tế - xã hội, quy hoạch, như chuyển các cơ sở sản xuất, kinh doạnh, dịch vụ ra khỏi nội thành; giảm bớt việc xây dựng nhà ở cao tầng trong nội thành... thì mới giải quyết được gốc rễ của vấn đề.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý, bên cạnh số ý kiến tán thành trên, ý kiến khác còn băn khoăn “vì với quy định này của dự thảo Luật cũng không thể hạn chế được người dân đến cứ trú tại nội thành Hà Nội, vì nếu không được đăng ký thường trú thì họ vẫn có thể tạm trú tại đó để mưu sinh, mưu cầu hạnh phúc và như vậy áp lực lên cơ sở hạ tầng của Hà Nội vẫn không được giải quyết”.

Qua thảo luận dự Luật tại phiên họp sáng nay, đa số ý kiến tán thành đề xuất quản lý dân cư của Chính phủ như dự thảo Luật quy định.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24