Nhà C8, khu tập thể Giảng Võ
Theo quyết định, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn được phân công là Trưởng ban chỉ đạo; các Phó ban chỉ đạo gồm các ông Đỗ Viết Bình, Chủ tịch UBND quận Ba Đình, Nguyễn Quốc Tuấn, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, Nguyễn Phong Cầm, Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình; thành viên Ban Chỉ đạo gồm đại diện các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan của thành phố.
Ban Chỉ đạo có trách nhiệm triển khai thông báo kết luận của Chủ tịch UBND thành phố về việc tổ chức di chuyển các hộ dân ra khỏi nhà nguy hiểm, đơn nguyên III, nhà C8, khu tập thể Giảng Võ (Ba Đình).
Xây dựng phương án và tổ chức thực hiện việc di chuyển các hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đơn nguyên III, nhà C8, khu tập thể Giảng Võ (Ba Đình) tới nơi ở tạm cư tại nhà NO6 khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp, phường Hoàng Liệt (Hoàng Mai) để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản xong trong tháng 9/2014...
Được biết, quanh vụ di dời dân khỏi chung cư “nguy hiểm cấp độ D” ở Giang Võ đã tốn nhiều giấy mực của báo giới và làm đau đầu lãnh đạo Hà Nội vì dù UBND Hà Nội quyết di dời thì người dân cũng quyết “ở lì” vì lý do chung cư không nguy hiểm như chính quyền kết luận và việc di dời tới nơi ở tạm cư tại nhà NO6 khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp (Hoàng Mai) cách xa Giảng Võ (Ba Đình) nên gây ra nhiều xáo trộn cho cuộc sống.
Vụ việc này vô tình đặt ra bài toàn khó cho việc cải tạo, xây dựng mới chung cư cũ trên cả nước vì rất khó khăn để giải được bài toán hài hoà lợi ích giữa Nhà nước – người dân và doanh nghiệp.
Bài toán khó về lợi ích 3 bên khi cải tạo chung cư cũ Người dân không muốn dời đi, do lo ngại không có cơ hội quay về nơi cũ sinh sống, hệ số đền bù thấp, mặt tiền-mặt hậu,… Phía doanh nghiệp cũng không mặn mà, do lợi ích từ việc cải tạo chung cư cũ không hấp dẫn bởi bị khống chế về chiều cao. Nhà nước thì lại không muốn gia tăng mật độ dân cư, thay đổi quy hoạch kiến trúc, nên không cho phép xây cao tầng. |
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: