Cách nuôi rùa nước - Hiện nay nhiều người nuôi các động vật khác làm thú cưng thay vì chó, mèo như ngày trước. Bạn có hứng thú với rùa biển nhưng chưa biết nhiều thông tin liên quan đến loài này. Hãy cùng BẤT ĐỘNG SẢN EXPRESS tìm hiểu và gợi ý cách nuôi rùa nước dành cho người mới bắt đầu nhé!

Tìm hiểu về rùa nước

Rùa nước không tự cân bằng được nhiệt độ cơ thể vì máu của rùa thuộc dạng lạnh, chúng phải cần đến nhiệt độ môi trường để cân bằng. Những nơi có nhiệt độ quá ấm hoặc quá lạnh sẽ không dành cho rùa nước. Chúng sẽ tìm đến những nơi có nhiệt độ lý tưởng để sinh sống.

Trong trường hợp rùa ngủ đông thì có nghĩa là không có môi trường nào gần nó có thể đáp ứng được nhu cầu cơ thể nên nó buộc phải tắt một vài chức năng để ngủ đông, sau một thời gian chúng sẽ tự khởi động lại và tiếp tục tìm những nơi phù hợp hơn.

Một số lưu ý khi nuôi rùa nước

Đảm bảo không nhầm lẫn rùa nước với rùa khác

Vì giống rùa có hình dáng gần giống nhau nên có nhiều người đã nhầm lẫn mua phải rùa không đúng mong muốn. Nếu để ý kỹ thì rùa nước sẽ có một lớp màng mỏng ở chân nên chỉ có thể sống trong môi trường nước, còn rùa trên cạn thì bàn chân to hơn và vững chãi hơn. Cách chăm sóc hai loại rùa này khác nhau nên nếu mua nhầm loại sẽ dẫn đến sự thay đổi môi trường không tốt cho chúng và có thể dẫn đến việc rùa không sống được nữa. Tuy nhiên rùa đều cần có một môi trường sống, nhiệt độ ổn định.

Các loại rùa nước ngọt được ưa chuộng để chọn hiện nay là rùa cổ gập, rùa hồ, ...Còn rùa cạn là rùa chân đỏ, rùa Hy Lạp với sức sống dai dẳng, mạnh mẽ.

Đảm bảo mua đúng giống rùa

Kích thước, vị trí đặt bể nuôi rùa nước

Để đảm bảo cho rùa có được môi trường sống tốt thì bạn phải thiết kế hồ nuôi chính xác và phù hợp. Vì bản chất của rùa là di chuyển rất chậm dù ở trên cạn hay ở dưới nước, nhưng không có nghĩa là nó vận động chậm. Nhu cầu vận động của loài này rất cao nên không gian để di chuyển rất quan trọng giúp chúng làm quen cũng như không bị lạ môi trường mới.

Kích thước bể chuẩn là 5x3: chiều dài gấp 5 lần cơ thể thể rùa, chiều rộng gấp 3 lần bề ngang rùa. Nên chọn rùa đã trưởng thành để có được kích thước phù hợp và chính xác nhất. Lý do lấy chiều cao x5 là vì muốn chắc chắn rằng rùa nước không thể trèo ra khỏi bể vì đây là kích thước vượt quá tầm với.

Rùa nói chung và rùa tai đỏ nói riêng dễ bị mắc chứng mềm thân, mềm mai,... nên cần xem xét vị trí đặt cẩn thận. Thông thường bể rùa sẽ đặt được đặt tại nơi có nhiều ánh sáng nhất để rùa có thể phơi nắng mỗi ngày. Nếu phòng bạn không có ánh sáng chiếu vào thì bạn có thể sử dụng đèn sưởi để rùa làm quen với nhiệt độ thích hợp để tạo điều kiện phát triển ổn định và lâu dài. Ngoài ra bạn có thể mua thêm đèn tia cực tím để nhiệt độ luôn ở trong khoảng 25-30 độ.

Tiểu cảnh trong bể

Rùa thích di chuyển trên các mỏm đá nên bạn có thể mua một vài tảng đá có độ cao vừa phải với kích thước rùa để chúng có thể treo lên. Ngoài ra có thể thêm cây thủy sinh hay một số loại cây khác để rùa nước cảnh tăng khả năng thích nghi cũng như làm quen môi trường sống mới nhanh hơn.

Lưu ý khi nuôi rùa nước

Gợi ý cách nuôi rùa nước dành cho người mới bắt đầu

Thức ăn dành cho rùa nước

Cách thức nuôi rùa sẽ hơi khác so với cách thức nuôi chó mèo bởi chó, mèo sẽ được chủ cho ăn một ngày 2-3 bữa chia chế độ sáng - trưa- tối. Còn rùa chỉ nên cho ăn 2,3 lần/ tuần vì chế độ ăn của rùa chậm và khó tiêu hóa hơn. Khi bạn mua rùa cảnh tại các đơn vị cung cấp, người bán hàng sẽ luôn dặn bạn không nên cho rùa ăn với tần suất nhiều vì điều này có thể gây hại cho sức khỏe của rùa.

Rùa nước có xu hướng ăn thịt, còn rùa cạn lại lựa chọn sâu bột, ốc sên, củ cải,... Tuy nhiên vẫn có thể đan xen các loại thức này với nhau để nuôi rùa . Rùa cũng có các loại thức ăn theo công thức pha sẵn để bạn có thể tham khảo và mua. Nhưng tuyệt đối không mua nhầm loại cho động vật khác vì thành phần dinh dưỡng không phù hợp khiến tuổi thọ của rùa nước bị giảm đi đáng kể.

Các loại vitamin, khoáng chất sẽ được bổ sung cho rùa giúp chúng khỏe mạnh và phát triển tốt hơn.

Bể nuôi và nguồn nước của rùa nước

Nước trong bể nên là nước suối tự nhiên vì nước cất không cung cấp đủ khoáng chất để ổn định sức khỏe cho rùa nước ngọt. Nước máy sẽ có clo, fluoride có khả năng làm mất cân bằng độ PH trong môi trường sống nên cũng không thể sử dụng. Bạn có thể bỏ vào bể một chút muối để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập gây nên các bệnh trên mai hoặc da rùa.

Độ ẩm trong bể cũng cần quan tâm nhưng với từng loại rùa nước cảnh sẽ có chỉ số độ ẩm khác nhau.

Nên thay nước sau 2-3 ngày/tuần để chất thải cũng như vụt thức ăn thừa được lấy ra. Còn với việc vệ sinh bể rùa thì nên mỗi tháng 1 lần bằng một bài chải và chà kỹ xung quanh để đảm bảo không còn rong rêu bám trên bề mặt thành bể.

Để rùa có được một môi trường sống thoải mái thì chúng tôi gợi ý cho bạn về căn hộ tại Valencia Garden với khu sinh thái đạt chuẩn tạo điều kiện phù hợp cho cả rùa nước và gia đình bạn.

Gợi ý cách nuôi rùa nước

Hãy liên hệ hotline: 0886686898 để chúng tôi có thể cung cấp, cũng như tư vấn những địa điểm tiện nghi, thoải mái tăng chất lượng cuộc sống của bạn nhé.