Hẳn ai ai cũng muốn sở hữu cho mình một căn nhà dù nhỏ hay to. Việc xây nhà là chuyện hệ trọng cả một đời người. Trong tình trạng đất đô thị ngày càng trở nên hạn hẹp như hiện nay, việc sở hữu cho mình một căn nhà là điều không dễ. Vậy muốn xây nhà cần chuẩn bị gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Đừng bỏ lỡ nhé!
Muốn xây nhà cần chuẩn bị gì ?
Muốn xây nhà cần chuẩn bị gì ?
Lựa chọn mảnh đất.
Không phải ai cũng có sẵn cho mình một mảnh đất do ông bà bố mẹ để lại. Với những người muốn tìm một mảnh đất mới để xây nhà thì việc lựa chọn đất là điều quan trọng. Vậy tiêu chí nào được dùng để lựa chọn đất ?
Lựa chọn mảnh đất
Vị trí thuận lợi: dễ dàng đi lại, đường ô tô vào tận nơi, phù hợp với công việc xây dựng sau này
Mặt tiền: phù hợp nhất là hướng Nam. Tránh được ánh nắng buổi sáng ở phía Đông và buổi chiều ở phía Tây.
Thế đất: bằng phẳng. Nên lựa chọn nền đất cát do nền cát mang lại nhiều ưu điểm như: kiên cố, tránh nguy cơ bị sụt lún
Diện tích xây dựng: nên chọn những mảnh đất phù hợp với diện tích xây dựng cũng như chi phí của gia đình, tránh lãng phí.
Dự trù kinh phí
Công đoạn tiếp theo của việc muốn xây nhà cần chuẩn bị gì đó là việc dự trù kinh phí. Vì nó sẽ quyết định trực tiếp đến quy mô cũng như chất lượng của ngôi nhà. Do việc xây nhà có rất nhiều các khoản chi phí nhỏ lẻ nên việc dự trù kinh phí sẽ giúp gia đình quản lý chi tiêu, kinh tế của mình tốt hơn.
Dự trù kinh phí
Cách dự trù kinh phí hiệu quả nhất là sự kết hợp, thống nhất giữa chủ đầu tư và phía kiến trúc sư. Chủ đầu tư sẽ đưa ra mức đầu tư giới hạn, dựa vào đó kiến trúc sư sẽ xây dựng lên bản thiết kế phù hợp.
Khi nhận được bản báo giá chi tiết của công trình, phía chủ đầu tư nên thêm khoảng 10% khoản dự trù kinh phí (trong trường hợp thay đổi vật liệu hoặc giá vật liệu tại thời điểm mua bị tăng lên).
Bàn bạc với các thành viên trong gia đình
Cần phải thống nhất giữa các thành viên trong gia đình về việc lựa chọn số tầng, số phòng nhằm đáp ứng được tối đa nhu cầu sử dụng của mọi người. Ngoài ra nên xây thêm một vài phòng dự bị trong trường hợp gia đình có khách, họ hàng quê lên chơi cần nghỉ ngơi.
Bàn bạc với các thành viên trong gia đình
Việc thống nhất được ý kiến các thành viên trong gia đình sẽ giúp cho quá trình xây dựng được diễn ra thuận lợi hơn. Từ đó phía kiến trúc sư sẽ đưa ra được bản thiết kế hợp lý, phù hợp với nhu cầu sử dụng của mọi người trong gia đình.
Xác định được quy mô xây dựng.
Muốn xây nhà cần chuẩn bị gì tiếp theo ? Đó là việc xác định quy mô xây dựng.
Xác định quy mô xây dựng
Quy mô xây dựng sẽ dựa vào tiềm lực tài chính, nhu cầu sử dụng của gia đình. Từ đó xác định được rõ một số vấn đề như: diện tích xây dựng nhà, sân, mặt tiền, kiểu nhà, ban công, khu phòng bếp, phòng ngủ, phòng khách,... rộng bao nhiêu là phù hợp với nhu cầu sử dụng. Diện tích, quy mô sử dụng càng lớn thì chi phí xây dựng sẽ càng tăng.
Tìm đến những công ty tư vấn thiết kế, xây dựng uy tín.
Đối với những gia đình lần đầu tiên xây nhà, kinh nghiệm chưa có thì nên lựa chọn những đơn vị thiết kế có kinh nghiệm và uy tín.
Tìm đơn vị thi công
Những đơn vị nên lựa chọn sẽ có những ưu điểm như sau:
- Uy tín
- Quy trình làm việc nghiêm túc, rõ ràng
- Năng lực thiết kế tốt
- Năng lực thi công tốt
- Có bảo hành
Thiết lập phương án thiết kế xây dựng
Thiết lập phương án thiết kế xây dựng
Chủ đầu tư phải kết hợp với bên kiến trúc sư để thảo luận về những vấn đề liên quan đến việc xây dựng, sau khi đã thống nhất các thành viên trong gia đình về quy mô xây dựng. Phương án thiết kế xây dựng bao gồm:
- Tư vấn các thủ tục pháp lý
- Phương án thiết kế
- Phương án thi công
- Khả năng sử dụng
- Tuổi thọ của công trình
- Các chi phí mua bán nội thất
- Tổng chi phí dự toán phải phù hợp với từng bước xây dựng
Chuẩn bị các thủ tục pháp lý
Thủ tục pháp lý
Muốn xây nhà cần chuẩn bị gì ? Không thể thiếu trước khi xây nhà đó là xin giấy phép xây dựng. Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư nhằm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.
Để xin được giấy phép xây dựng thì chủ đầu tư cần phải có bản vẽ xây dựng.
Xác định thời gian khởi công xây dựng
Đầu tiên gia chủ phải xác định nên khởi công xây dựng vào thời gian nào trong năm. Sau đó xem ngày động thổ và người đứng tên xây nhà. Trong trường hợp gia chủ không được tuổi xây nhà thì có thể mượn tuổi của người thân trong gia đình để việc xây nhà không bị gián đoạn.
Thời gian khởi công
Nên lựa chọn việc xây nhà vào mùa khô để công việc diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, an toàn. Chọn ngày khởi công xây dựng không chỉ để chọn được ngày đẹp mà còn để bên thi công có thời gian chuẩn bị được nhân lực, vật liệu.
Giám sát thi công
Giám sát thi công
Để đảm bảo công việc diễn ra đúng kế hoạch, đúng theo kinh phí dự trù thì việc giám sát thi công là rất cần thiết. Việc giám sát thi công tốt sẽ giảm thiểu tối đa sai sót trong quá trình xây dựng. Do vậy chủ đầu tư nên tìm cho mình một đơn vị thi công có uy tín để việc giám sát thi công không mất nhiều công sức.
Nghiệm thu và đưa công trình vào sử dụng
Đây là quy trình kiểm định, nghiệm thu và chuẩn bị đưa vào sử dụng. Ở quy trình này, công trình xây dựng sẽ được so sánh với bản vẽ thiết kế ban đầu, xem công trình có hoàn thành đúng, đủ theo bản thiết kế hay không.
Nếu phát hiện lỗi, công đoạn kém chất lượng, thì bên thi công phải chịu trách nghiệm và chi phí sửa chữa. Sau khi nghiệm thu xong công trình, nếu không có sai sót thì công trình được đưa vào sử dụng.
Nghiệm thu đưa vào sử dụng
Vậy tóm lại muốn xây nhà cần chuẩn bị gì ? Trên đây là 10 công việc cần làm trước khi và trong khi xây nhà. Mong bài viết trên đây sẽ giúp ích cho bạn khi quyết định xây nhà. Chúc các bạn thành công.