Giải quyết vấn đề đất đai nhức nhối tại các nông, lâm trường

Năm 2015, ngành quản lý đất đai được Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá là một trong những lĩnh vực triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước. Hiệu quả quản lý có thể nhận thấy ngay từ phía người dân và dư luận xã hội. Tuy vậy, vẫn còn nhiều khó khăn ngành cần khắc phục trong thời gian tới.

Năm 2015, ngành quản lý đất đai được Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá là một trong những lĩnh vực triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước. Hiệu quả quản lý có thể nhận thấy ngay từ phía người dân và dư luận xã hội. Tuy vậy, vẫn còn nhiều khó khăn ngành cần khắc phục trong thời gian tới.

(Ảnh minh họa: Nguyễn Văn Nhật/TTXVN)

Phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với tiến sỹ Đào Trung Chính, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai nhằm làm rõ những thuận lợi và khó khăn của ngành trong năm 2016.

Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:

- Xin ông đánh giá những thành tựu đạt được trong năm 2015 và những khó khăn cần khắc phục trong thời gian tới của đơn vị?

- Tiến sỹ Đào Trung Chính: Trong năm 2015, Tổng cục Quản lý đất đai tập trung triển khai có hiệu quả Chương trình công tác của Chính phủ và của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các hoạt động của Tổng cục đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là việc hoàn thiện trình ban hành kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai. Tính đến nay, đơn vị đã hoàn thành một dự thảo Nghị định và ban hành 9 thông tư, thông tư liên tịch.

Bên cạnh đó, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quan tâm chỉ đạo hoàn thành theo đúng tiến độ; công tác đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tiếp tục được chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt. Cả nước đã đo đạc, lập bản đồ địa chính đạt trên 70% tổng diện tích tự nhiên; cấp 41,8 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích hơn 22,9 triệu ha, đạt 94,9% diện tích các loại đất cần cấp...

Kết quả hoạt động của Tổng cục đã góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của ngành tài nguyên và môi trường, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai.

Tuy vậy, ngành quản lý đất đai vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần giải quyết và trong thời gian tới, Tổng cục sẽ tập trung vào những vấn đề trọng tâm như tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật đất đai; tăng cường chỉ đạo, phối hợp với địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Đất đai; đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ chuyên môn; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 112/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về quản lý đất nông, lâm trường...

- Luật Đất đai có hiệu lực từ ngày 1/7/2014, đến nay công tác xây dựng các văn bản pháp luật phục vụ thi hành pháp luật đã có bước tiến triển như thế nào, thưa ông?

- Tiến sỹ Đào Trung Chính: Ngay từ khi xây dựng Dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xác định phải ban hành kịp thời, đồng bộ văn bản quy định chi tiết thi hành Luật để khắc phục được tình trạng Luật chờ nghị định, thông tư như trước đây và không làm ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, cũng như các hoạt động khác liên quan đến sử dụng đất của người dân và doanh nghiệp; tạo thuận lợi cho các cơ quan quản lý trong việc tổ chức thi hành Luật và thực thi các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai; kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình chuyển tiếp thi hành Luật Đất đai.

Chính vì vậy, khi Luật Đất đai được Quốc hội thông qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình Chính phủ ban hành 5 Nghị định có hiệu lực đồng thời với Luật Đất đai, 3 nghị định được ban hành cuối năm 2014.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tổ chức xây dựng và ban hành 29 thông tư, thông tư liên tịch ngay khi các Nghị định có hiệu lực.

Để giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành Luật, hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trường đang trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và tiếp tục rà soát xây dựng, sửa đổi các Thông tư theo quy định.

- Trong thời gian gần đây việc mua bán và sử dụng đất ven biển tại một số địa phương đang xảy ra nhiều bất cập. Là đơn vị quản lý Nhà nước về đất đai, xin ông cho biết ý kiến về vấn đề này và hướng xử lý của đơn vị trong thời gian tới?

- Tiến sỹ Đào Trung Chính: Việt Nam là quốc gia có tiềm năng, lợi thế rất lớn về phát triển kinh tế biển. Với 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có bờ biển, Việt Nam có chiều dài bờ biển trên 3.260km; diện tích tự nhiên vùng ven biển là 5,87 triệu ha (bằng 17,7% diện tích tự nhiên của cả nước).

Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đến năm 2020 của 28/28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển đã được Chính phủ xét duyệt, trong đó có quy hoạch sử dụng đất vùng ven biển. Mặc dù vậy, với việc thúc đẩy thu hút đầu tư để phát triển kinh tế địa phương nên trong thời gian qua nhiều địa phương chưa sàng lọc kỹ năng lực nhà đầu tư trước khi giao đất, cho thuê đất thực hiện các công trình, dự án ven biển, dẫn đến tình trạng giao đất, cho thuê đất tràn lan, chủ đầu tư bao chiếm, găm giữ đất, bỏ hoang gây lãng phí; nhiều dự án đầu tư đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng chưa triển khai thực hiện hoặc chậm tiến độ so với dự án đầu tư đã được xét duyệt.

Theo báo cáo của 26/28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có bờ biển thì có 1.591 dự án đã được quyết định đầu tư, cấp phép đầu tư với tổng diện tích đất sử dụng 115.000ha, tuy nhiên mới có 590/1.591 dự án hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng (đạt 15,91%).

Để khắc phục những bất cập nêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, trong đó quy định đối với dự án sử dụng đất ven biển không thuộc trường hợp do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư và chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai trước ngày 1/7/2014 thì phải thực hiện quy định tại Khoản 2 Điều 58 của Luật Đất đai và Điều 13 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng sẽ tích cực chỉ đạo địa phương rà soát, kiểm tra tình hình sử dụng đất ven biển của các doanh nghiệp, dự án đầu tư trên địa bàn quản lý, kiên quyết thu hồi đối với diện tích đất giao hoặc cho thuê không đúng quy hoạch, không đúng đối tượng; đất đã được nhà nước giao, cho thuê, nhưng không sử dụng hoặc chậm sử dụng so với tiến độ của dự án; sử dụng không hiệu quả, sử dụng sai mục đích.

- Những tồn tại trong công tác quản lý, sử dụng đất đai tại các nông, lâm trường quốc doanh là một trong những vấn đề được người dân quan tâm theo dõi trong năm vừa qua. Xin ông cho biết ý kiến về vấn đề này?

- Tiến sỹ Đào Trung Chính: Trong năm qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thực hiện giám sát về tình hình quản lý, sử dụng đất tại các nông, lâm trường. Kết quả giám sát đã chỉ ra nhiều tồn tại, bất cập như tình hình tranh chấp chồng lấn, lấn chiếm, cho thuê, mượn, sử dụng trái phép đất đai trên diễn ra khá phổ biến tại các nông, lâm trường, đặc biệt là sau khi thực hiện khoán sử dụng đất theo Nghị định số 01/NĐ-HĐBT (1994); công tác rà soát, đo đạc cắm mốc giới, lập bản đồ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất đối với các nông, lâm trường, công ty nông, lâm nghiệp theo quy định của Luật Đất đai diễn ra chậm, gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Tôi cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do việc quản lý, sử dụng đất đai tại các nông lâm trường đã bị buông lỏng qua nhiều thời kỳ dẫn đến tình trạng tranh chấp, vi phạm, nhất là cho thuê, cho mượn, lấn chiếm, chuyển mục đích trái phép xảy ra phổ biến, kéo dài, không được giải quyết dứt điểm; hệ thống hồ sơ về đất đai của các nông, lâm trường chưa đầy đủ, thiếu chính xác; việc sắp xếp đổi mới nông, lâm trường chưa được các cấp chính quyền thực sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt nên việc thực hiện còn mang tính hình thức, kém hiệu quả. Hầu hết các nông, lâm trường đều sử dụng đất trên địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa nên hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao; việc chuyển sang thuê đất theo quy định của pháp luật còn khó khăn.

Để giải quyết vấn đề đất đai tại các nông, lâm trường, theo tôi cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp và có sự phối hợp của các cấp, các ngành để thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, có chất lượng và hiệu quả việc rà soát, sắp xếp, đổi mới các nông, lâm trường theo Nghị quyết số 30-NQ/TW, Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, Nghị quyết số 112/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội.

Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương; xây dựng phương án phát triển công ty nông, lâm nghiệp gắn với đổi mới mô hình quản trị doanh nghiệp, tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp, phát triển bền vững, kết hợp với giảm nghèo; công khai việc quản lý, sử dụng đất đai ở các công ty nông, lâm nghiệp; phát huy dân chủ, minh bạch trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai tại địa phương.

- Trân trọng cảm ơn ông./.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24