Tài nguyên thiên nhiên đất đai Việt Nam rất đáng giá và phần lớn số đất đai đó chính là loại đất nông nghiệp. Ngày nay, loại đất này rất phát triển và nhiều người thắc mắc đất nông nghiệp là gì và loại đất này có thể được chuyển thành đất ở sinh sống được không?
Khái niệm đất nông nghiệp là gì?
Để hiểu được đất nông nghiệp là gì thì ta dựa vào quy định của Pháp Luật do bộ Luật đất đai ban hành thì giải thích rằng đất nông nghiệp là đất mà Nhà nước giao cho người dân sử dụng chúng để phục vụ cho quá trình sản xuất nông nghiệp hay nuôi trồng cây trái ăn quả hay cây rừng, chăn nuôi... Đất nông nghiệp còn là tư liệu dùng để sản xuất hoặc lao động hoặc vừa đối tượng lao động. Điều quan trọng là thứ không thể thay thế cho ngành nông- lâm nghiệp
Đất nông nghiệp là gì?
Phân chia các nhóm đất nông nghiệp
Dựa vào Luật đất đai năm 2013 tại điều 10, ta có thể nhận thấy được Nhà nước dựa vào mục đích sử dụng đất các loại đất nông nghiệp mà chia chúng thành các nhóm đất khác nhau trong đó gồm các loại đất sau
Loại đầu tiên, đất nông nghiệp để trồng cây hằng năm
Khi người dân dùng đất nông nghiệp với mục đích sử dụng trồng cây hằng năm được coi là loại đất tốt nhất để có thể trồng các loại cây để có thể thu hoạch vào thời vụ rất ngắn như các loại cây sau: lúa, các loại hoa màu, rau… đất trồng cây lúa sẽ khác với đất dùng để trồng cây thu hoạch không quá một năm như cây mía.
Bởi thế để có thể xác định được mảnh đất đó có phải là đất nông nghiệp trồng cây hằng năm không thì cơ quan thẩm quyền Nhà nước sẽ xuống xem xét và căn cứ dựa vào hiện trạng thực tế đang sử dụng như thế nào thì sẽ cấp giấy chứng nhận đang sử dụng loại đất nông nghiệp này.
Đất nông nghiệp dùng trồng lúa
Loại thứ hai, đất nông nghiệp để dùng cho chăn nuôi
Với loại đất nông nghiệp dùng mục đích sử dụng dùng để chăn nuôi thì đất sẽ được dùng chính cho việc chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, các loài vật lấy thịt… hoặc là dùng để có thể trồng cỏ phục vụ mục đích làm thức ăn cho việc chăn nuôi.
Loại thứ hai, đất nông nghiệp để dùng trồng cây lâu năm
Có thể hiểu rằng đất nông nghiệp dùng để trồng cây lâu năm là dùng để trồng các loại cây có thời vụ thu hoạch phải trên một năm. Thời vụ đó được tính từ lúc gieo trồng cây xuống đất đến lúc thu hoạch chúng, có thể thời vụ sẽ rất lâu như là trồng các loại cây rừng để lấy gỗ như cây bạch đàn, cây tràm… hoặc các loại cây ăn trái thu hoạch sau nhiều năm trồng như: sầu riêng, mận...
Có thể thấy rõ là khi phân loại đất nông nghiệp trồng cây họ dựa vào thời gian phát triển của loại cây để phân ra đất nông nghiệp cây ngắn hạn hay đất nông nghiệp cây dài hạn, chứ không dựa vào thời gian người sử dụng mảnh đất này ngắn hay dài.
Đất nông nghiệp trồng cây ăn quả
Loại thứ tư, đất nông nghiệp trồng rừng sản xuất
Đây được xem là một phần cực kỳ quan trọng và đặc biệt được Nhà nước rất quan tâm. Bởi lẽ rừng được xem là tài nguyên thiên nhiên của tự nhiên ban tặng nhưng đã được Nhà nước giao lại phần đất này để có thể sử dụng chúng cho việc quản lý và phát triển hệ thống rừng cho đất nước.
Các hộ gia đình khi được giao sở hữu đất rừng phải làm theo đúng quy định của Nhà nước. Ngoài ra, những phần đất rừng này thì Nhà nước cho phép chủ sở hữu có thể dùng tạo dự án khu sinh thái.
Đất nông nghiệp trồng rừng
Loại thứ năm, đất nông nghiệp trồng rừng dùng để phòng hộ
Đến mục đích sử dụng để phòng hộ là để có thể bảo vệ được nguồn nước trong rừng cũng như bảo vệ đất đai không bị sụt lỡ, thiên tai, được coi là rất quan trọng để giúp đất nước ta không bị đất xói mòn, làm khí hậu ôn hòa trong lành hơn, hệ sinh thái sẽ ổn định.
Đất rừng dùng phòng hộ có thể dùng để phòng chắn gió khi một vùng nào đó gặp thời tiết xấu, rừng sẽ chắn bớt gió đến các vùng đất có người dân sinh sống, ngoài ra có thể chắn bão lũ, chắn bão cát …
Nhà nước giao phần đất này cho các quản lý tổ chức rừng để bảo vệ và trông coi rừng, muốn sử dụng mục đích khác thì phải được duyệt qua cơ quan thẩm quyền nhà nước về luật bảo vệ và phát triển đất rừng và phải tuân theo quy định Nhà nước khi sử dụng chúng.
Loại thứ sáu, đất nông nghiệp dùng để là đặc dụng
Đây là đất mục đích để có thể bảo tồn được hệ sinh thái, cân bằng hệ sinh thái ổn định, có thể dùng với ngành kinh tế tạo nên các khu danh lam thắng cảnh để bảo tồn được hệ sinh thái và dùng vào nhanh khoa học để có thể phục vụ một ít cho quá trình nghiên cứu khoa học khi đất nước cần đến.
Vậy đất nông nghiệp có thể biến đổi thành đất ở không?
Dựa vào Pháp luật thì ở điểm d khoản 1 tại Điều 57 của Bộ Luật Đất đai năm 2013 thì các hộ gia đình hay cá nhân sở hữu đất nông nghiệp có thể chuyển đổi thành đất ở khi có được sự đồng ý cho phép từ UBND các cấp huyện.
Nhưng không phải khi nào bạn xin phép nộp đơn lên UBND cấp huyện họ cũng sẽ đồng ý vì sự đồng ý chuyển đất còn phải phụ thuộc vào mục đích sử dụng đất tại Điều 52 ở Luật Đất đai 2013 mà họ sẽ xem xét để quyết định.
Trên đây là tất cả thông tin bao quát giải thích đất nông nghiệp là gì và trả lời câu hỏi thắc mắc đất nông nghiệp có thể đổi thành đất ở hay không. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu được phần nào về đất nông nghiệp là gì.