Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến: “Không phải cứ có dự án là thu hồi đất”

“Dự thảo Hiến pháp sửa đổi, bổ sung lần này quy định rất rõ là chỉ được thu hồi đất trong những trường hợp cần thiết, vì lý do quốc phòng - an ninh, vì lợi ích quốc gia hoặc lợi ích công cộng” - ông Lê Như Tiến, Đại biểu Quốc hội- chia sẻ quan điểm về quy định đất đai trong dự thảo Hiến pháp (sửa đổi).

“Dự thảo Hiến pháp sửa đổi, bổ sung lần này quy định rất rõ là chỉ được thu hồi đất trong những trường hợp cần thiết, vì lý do quốc phòng - an ninh, vì lợi ích quốc gia hoặc lợi ích công cộng” - ông Lê Như Tiến, Đại biểu Quốc hội- chia sẻ quan điểm về quy định đất đai trong dự thảo Hiến pháp (sửa đổi).
“Trong thời gian vừa qua chúng ta đã làm không tốt vấn đề quản lý, quy hoạch và sử dụng đất đai, nên đã để diễn ra tình trạng thu hồi đất tràn lan"- ông Lê Như Tiến.
Không thu hồi đất tùy tiện, tràn lan
Trao đổi với PV, ông Lê Như Tiến cho biết: “Điều 57 trong Hiến pháp 1992 đã khẳng định: Nhà nước chỉ là “đại diện chủ sở hữu” về đất đai thôi, chứ không phải đất đai là “của Nhà nước”. Đất đai là sở hữu toàn dân. Ngoài ra, trong Điều 58 còn tiếp tục khẳng định “đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia”, nên vấn đề đặt ra là phải quản lý và quy hoạch đất đai theo đúng tinh thần của Hiến pháp và pháp luật.

Quản lý và quy hoạch đất đai theo pháp luật là rất cần thiết. Điều 57 và 58 quy định về lĩnh vực đất đai trong Hiến pháp 1992 cơ bản là đúng. Tuy nhiên, không thể phủ nhận là vẫn còn một số bất cập khi đưa vào thực tế vì vẫn có những trường hợp bị hiểu sai, hoặc cố tình hiểu sai, dẫn đến làm không đúng. Trong sửa đổi và bổ sung Hiến pháp lần này, Điều 57 và Điều 58 về đất đai cũng được sửa đổi và bổ sung thêm cho rõ ràng hơn”.

Ông Tiến cho rằng: “Khi Hiến pháp quy định như thế thì buộc Luật Đất đai sau này cũng phải sửa đổi theo cho phù hợp. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để sử dụng ổn định lâu dài hoặc là có thời hạn, nhưng có thời hạn cũng sẽ là thời hạn lâu dài. Người sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích,… Quyền sử dụng đất là quyền được pháp luật bảo hộ.

Nhà nước khi thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng thì sẽ có bồi thường theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, lần này bổ sung nhấn mạnh thêm rằng: Nhà nước chỉ thu hồi đất trong trường hợp thực sự cần thiết, vì lý do quốc phòng - an ninh, hay vì lợi ích quốc gia hoặc lợi ích công cộng. Không thu hồi đất một cách tùy tiện, tràn lan”.

“Khi thu hồi đất của tổ chức, cá nhân thì Nhà nước sẽ “bồi thường”. Bồi thường được tính toán dựa trên giá đất của thị trường” - ông Tiến cho biết thêm.

Cần hiểu đúng quy định về thu hồi đất trong Hiến pháp

Liên quan đến điều kiện để thực hiện việc thu hồi đất, ông Tiến cho biết: “Trong dự thảo Hiến pháp sửa đổi, bổ sung lần này nói rất rõ rằng điều kiện để thu hồi đất của tổ chức hay cá nhân đang sử dụng chỉ trong ‘trường hợp thật cần thiết’ thôi”.

Ông Tiến giải thích: “Trường hợp cần thiết ở đây được hiểu là vì lý do quốc phòng - an ninh, lý do lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng, các dự án phát triển kinh tế-xã hội. Điều này có nghĩa là trước khi thu hồi đất cần phải có tính toán, xét duyệt kỹ càng, không tiến hành ào ào được”.

Tuy nhiên, ông Tiến cũng bày tỏ sự lo ngại việc có thể xảy ra trường hợp tổ chức, cá nhân hiểu sai, hiểu không đúng tinh thần nội dung đã quy định trong Hiến pháp: “Theo tôi, cần phải lưu ý về khoản 3 của Điều 58 trong dự thảo Hiến pháp sửa đổi, bổ sung. Khoản 3 quy định một trong những điều kiện để thực hiện việc thu hồi đất là vì mục đích phát triển kinh tế-xã hội. Quy định này cần phải được hiểu thật kỹ, thật chính xác, bởi nếu không thì sẽ có nhiều địa phương, tổ chức lợi dụng, mượn cớ ''phát triển kinh tế-xã hội'' để thu hồi đất của dân một cách tràn lan”.

“Thực tế là trong thời gian qua, chính quyền nhiều địa phương trong cả nước do bức xúc về phát triển ''nóng'' ở địa phương mình, như cần nhiều dự án, nhiều khu công nghiệp,… nên đã thu hồi đất tràn lan, thiếu quy hoạch, đôi khi còn không đúng luật.

Ngoài ra, cộng với tiền đền bù không thỏa đáng đã khiến người dân bức xúc và dẫn đến khiếu kiện kéo dài. Theo con số thống kê từ Thanh tra Chính phủ, có đến trên 70% các vụ khiếu kiện là liên quan đến vấn đề đất đai. Đây là một con số thực sự rất đáng lo ngại” - ông Tiến cho biết.

Cũng theo ông Tiến, trong khoản 3, Điều 58 của dự thảo Hiến pháp sửa đổi, bổ sung có ba vấn đề cần đặc biệt lưu ý: Một là bồi thường đúng theo pháp luật đối với đất được thu hồi, hướng tới bồi thường sát với giá thị trường; hai là chỉ thu hồi đất trong trường hợp thật cần thiết; và thứ ba là đối với các dự án phát triển kinh tế-xã hội thì cũng phải là những dự án thật cần thiết, không phải cứ có dự án là sẽ thu hồi đất.

Ông Tiến nhận định: “Trong thời gian vừa qua chúng ta đã làm không tốt vấn đề quản lý, quy hoạch và sử dụng đất đai nên đã để diễn ra tình trạng thu hồi đất tràn lan. Nhiều trường hợp còn “thiên vị”, chỉ hướng đến lợi ích của doanh nghiệp mà không hướng đến lợi ích chung của nhân dân. Có thể thấy các vụ việc như ở Hưng Yên, Thái Bình hay một số tỉnh phía nam xảy ra tình trạng người dân kiếu kiện về đất đai khá nhiều. Đây là một thực trạng đáng báo động nếu chúng ta không chấn chỉnh lại việc này”.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24