Năm 2011, TP. Cần Thơ cấp mới cho 6 dự án FDI nằm ngoài khu công nghiệp với tổng vốn đầu tư đăng ký 138.233.226 USD (tăng 5,4 lần so với năm 2010) và điều chỉnh tăng vốn cho 3 dự án FDI, với tổng vốn tăng thêm 78,7 triệu USD. Đến cuối năm 2011, TP. Cần Thơ thu hút được 53 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư đăng ký 956,64 triệu USD.
So với những năm trước đây, thu hút vốn FDI vào Thành phố năm 2011 đã có cải thiện nhất định, nhưng vốn giải ngân thực hiện vẫn còn rất thấp, chỉ đạt 8,38 triệu USD (lũy kế vốn FDI thực hiện từ trước đến nay trên địa bàn Thành phố chỉ đạt 195,17 triệu USD, bằng 20,4% vốn đầu tư đăng ký).
Có thể phân các dự án FDI trên địa bàn Thành phố thành 2 nhóm như sau:
Thứ nhất, nhóm dự án đang hoạt động (gồm 49 dự án) với tổng vốn đầu tư đăng ký 414.816.245 USD, thực hiện giải ngân 191.782.186 USD, bằng 46,2% vốn đăng ký. Thứ hai, nhóm dự án chấm dứt hoạt động, khả năng triển khai rất chậm. Tuy chỉ có 5 dự án, nhưng tổng vốn đầu tư đăng ký lên đến 541.975.000 USD, chỉ mới thực hiện giải ngân 2.518.750 USD, đạt 0,46% vốn đăng ký, trong đó có Dự án Nhà máy Lọc dầu Cần Thơ được cấp giấy phép từ năm 2008, nhưng do khủng hoảng kinh tế, đối tác nước ngoài rút khỏi Dự án, phía Việt Nam không đủ năng lực để triển khai, nên đang làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư. UBND Thành phố đang xem xét dự án này.
Nguyên nhân nào khiến nguồn vốn FDI trên địa bàn Thành phố triển khai chậm?
Tình trạng chậm triển khai thực hiện dự án FDI trên địa bàn TP. Cần Thơ có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân khách quan và chủ quan. Ngoài ra, có dự án kinh doanh không hiệu quả, nên tạm ngừng hoạt động, không giải ngân thêm vốn, như dự án của Công ty TNHH Sam Won Vina, Công ty TNHH Carbon, hoặc trong quá trình hoạt động, có dự án phát sinh bất đồng giữa đối tác Việt Nam và phía đối tác nước ngoài, nên chậm tiến độ góp vốn (Công ty TNHH Sản xuất - Chế biến - Kinh doanh xuất khẩu gạo Việt Đức)...
Thành phố có giải pháp gì để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án FDI trên địa bàn?
Năm 2012, Thành phố đề ra mục tiêu duy trì tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất, phát huy thế mạnh của từng ngành, từng lĩnh vực.
Trên cơ sở rà soát tình hình triển khai thực hiện các dự án FDI, UBND Thành phố chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu, đề xuất các biện pháp giải quyết các khó khăn của các doanh nghiệp để hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư, nhất là đối với các dự án bị vướng mắc về thủ tục, đồng thời kiên quyết thu hồi chủ trương, rút giấy phép đối với các dự án mà nhà đầu tư trây lỳ không chịu triển khai, hoặc không có năng lực, để giao lại cho các nhà đầu tư khác có nhu cầu và thật sự có năng lực.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: