Làng Kim Bồng, trước kia được người dân gọi với cái tên Kim Bồng Châu. Hiện nay một phần lớn thuộc xã Cấm Kim thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam – nơi hình thành nghề mộc Kim Bồng thủ công nổi tiếng
Ngôi làng nằm ở hữu ngạn hạ lưu con sông Thu Bồn chảy qua Hội An trước khi đổ ra biển lớn. Từ làng nhìn sang bên kia sông chính là khu phố cổ Hội An. Đây được coi là một vị trí vô cùng thuận lợi vừa không cách xa trung tâm đô thị lại vừa dễ dàng trong việc giao thông – vận chuyển nguyên vật liệu bằng vả đường bộ và đường thủy để phát triển cho ngành nghề.
Lịch sử phát triển của làng mộc truyền thống
Tổ tiên của nghề mộc Kim Bồng, vốn được xuất phát từ khắp nơi thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ của Việt Nam, đặc biệt là khu vực các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh thường hội tụ vào để làm ăn sinh sống từ khoảng thế kỷ 15, được bổ sung và phát triển vào các thế kỷ 16, 17.
Bạn đầu, những người dân nơi đây bắt đầu nghề nghiệp của mình từ những ngôi nhà tranh, tre cổ truyền; sau đó phát triển hơn đến những ngôi nhà khung gỗ thông thường. Nhưng may mắn hơn nhiều so với nghề mộc ở các địa phương khác, đến cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17, Hội An lại hooioij tụ rất nhiều yếu tố thuận lợi, đã nhanh chóng trở nên phát triển thịnh vượng và trở thành một đô thị thương cảng ngoại thương quan trọng ở khu vực Đàng Trong – Việt Nam.
Chính nhờ quá trình phát triển không ngừng và đô thị hóa đã dẫn đến sự phân công và phân vùng lao động tại Hội An. Các nhành nghề thủ công truyền thống ngày càng được phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng đầy đủ mọi nhu yêu cầu sinh hoạt, giao thương tại đây.
Một số ngành nghề rất được phát trển tại thời điểm bấy giờ đó là: nghề mộc Kim Bồng, nghề gốm Thanh Hà, nghề yến Thanh Châu,.. . Nghề mộc Kim Bồng đã có cơ hội vươn mình, phát triển mạnh mẽ nhằm phục vụ nhu cầu xây dựng các công trình kiến trúc của đô thị, tôn giáo – tín ngưỡng, được dùng làm đồ mộc dân dụng và đóng thuyền và còn rất nhiều dồ dùng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày được người dân rất ưa chuộng.
Những đóng góp nổi bật của làng nghề đối với sự phát triển của Hội An
Mặc dù đã trải qua nhiều thế hệ thợ mộc khác nhau nhưng làng mộc Kim Bồng vẫn không ngừng sáng tạo, làm nên những sản phẩm mới lạ góp phần tạo nét đẹp riêng biệt dành cho các di tích lịch sử nổi tiếng như: Đô Thị cổ Hội An; các di tích tại Đà Nẵng, Huế và thành phố Sài Gòn,…
Những sản phẩm dân dụng của làng mộc Kim Bồng từ xưa đến nay không những có mặt ở khắp các tỉnh thành trong cả nước mà còn vượt ra ngoài đại dương theo thuyền buôn của các thương lái có mặt ở các nước bạn.
Nhưng có thể thấy rõ nhất sự phát triển đó qua khu phố cổ Hội An. Nơi đây phản ánh toàn bộ chiều sâu bên trong của nghề mộc truyền thống Kim Bồng Hội An. Hiện nay, khu phố cổ Hội An chính là một quần thể kiến trúc cổ mà đơn vị cấu thành nên nó chính là các ngôi nhà cổ có niên đại xây dựng cách đây từ hơn trăm năm đến hơn ba trăm năm.
Làm nên vẻ đẹp cổ kính của phố cổ Hội An chính là vẻ đẹp về kiến trúc. Tuy nhiên, kiến trúc cổ Hội An đẹp là vì được đặt trên một nền nghệ thuật trang trí, chạm khắc gỗ hài hòa và vô cùng điêu luyện. Cái đẹp giữa kiến trúc điêu khắc cổ của Hội An được bảo toàn và giữ gìn bởi quy mô và chất liệu tác thành.
Những nét chạm khắc tinh xảo mang đậm đà tính dân tộc. Khó có thể nói hết được những điều về nghề mộc kiến trúc – chạm khắc gỗ của Kim Bồng với những nét riêng, các tính đặc thù truyền thống. Không thể kể hết được những gì mà những người thợ tại Kim Bồng đẫ đóng góp cho các công trình tại đại phương.
Ngày nay, trên đất Kim Bồng đã có danh hiệu nghệ nhân dành cho một số thợ mộc lành nghề tại làng. Trong các xóm ngõ của gần 1000 nóc nhà làng mộc nổi tiếng này vẫn âm thầm diễn ra các hoạt động của mình. Đặc biệt, nơi đây, nghề đóng thuyền đi biển với trọng tải 10 tấn đến 20 tấn dành cho khách hàng từ Quảng Nam – Đà Nẵng đến Bình Thuận khá phát triển. Bên cạnh đó, những người thợ Kim Bồng còn tích cực góp một phần công sức của mình trong công cuộc bảo vệ, trùng tu-tôn tạo lại di tích Đô thị cổ Hội An.
Nhìn chung cũng như nhiều những làng nghề truyền thống khác trong cả nước, làng nghề mộc Kim Bồng còn được bảo tồn và lưu truyền kỹ thuật, ngoài ra còn tiếp tục sản xuất những sản phẩm với những mãu mã mới, nhằm cung cấp nhu cầu tiêu dùng của cũng như việc buôn bán tại thương cảng Hội An. Có thể thấy được, sự đóng góp của nghề mộc Kim Bồng đối với sự phát triển của đô thị – thương cảng tại Hội An là rất lớn.
Hy vọng trong tương lai với chính những chính sách mở cửa và cùng với những cơ chế thị trường, nghề mộc Kim Bồng sẽ đón nhận được sự quan tâm hơn nữa từ , sơm phục hồi và phát triển làng nghề truyền thống tại Việt Nam nói chung và ở Quảng Nam nói riêng.