So với cùng kỳ năm ngoái, tính đến thời điểm hiện tại dòng vốn ngoại chảy vào thị trường bất động sản TP.HCM tăng gấp 3 lần. Đạt khoảng 1 tỷ USD – đây là con số cao kỷ lục của thị trường này được ghi nhận trong 10 năm trở lại đây.

Thị trường Sài Gòn ghi nhận dòng vốn nước ngoài chảy vào ngày càng nhiều. Trong đó vào BĐS là lớn nhất

Trong 11 tháng vừa qua của năm 2017, TP.HCM đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 757 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Với tổng số vốn đăng ký đã lên đến 1,95 tỷ USD.

Trong số đó, bất động sản vẫnlà lĩnh vực thu hút được dòng vốn chảy vào nhiều nhất, chiếm khoảng gần 51% (gần 1 tỷ USD).

Bất động sản TP.HCM đón nhận được sự quan tâm rất lớn từ những nhà đầu tư nước ngoài.

Biểu hiện rõ nét qua số liệu của dòng vốn (FDI). Đây là dự án Hồ Trầm strip, vừa 3 tỷ USD vào con số mới giải ngân 100 tỷ USD ở Việt Nam

Bên cạnh dòng vốn trực tiếp còn có dòng vốn gián tiếp từ các tập đoàn lớn

Cùng thời gian này năm ngoái, theo ghi nhận của Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM. Dòng vốn ngoại đổ vào lĩnh vực BĐS chỉ đạt khoảng hơn 300 triệu USD.

Với mức tăng cao kỷ lục như năm nay cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài đang đặt một kỳ vọng rất lớn vào thị trường địa ốc TP.HCM những năm tới.

Bên cạnh dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, bất động sản TP.HCM còn thu hút được một dòng vốn ngoại qua con đường gián tiếp cũng rất lớn. Thông qua các hoạt động chính như M&A, góp vốn mua cổ phần, mua lại phần vốn của doanh nghiệp trong nước ở các dự án.

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố cho thấy. Hiện TP.HCM đang có đến 2.031 trường hợp nhà đầu tư ngoại đã làm thủ tục góp vốn để mua cổ phần hoặc mua lại doanh nghiệp trong nước với số vốn đã đăng ký là 2,64 tỷ USD.

Ngoài ra, TP.HCM cũng đã quyết định đồng ý cho 203 dự án trên địa bàn điều chỉnh tăng vốn, với tổng số vốn tăng thêm là 0,9 tỉ USD.

Như vậy, tính tổng tất cả số tiền mà dòng vốn ngoại đã đổ vào thành phố trong 11 tháng vừa qua của năm 2017 đã đạt 5,57 tỷ USD. Tăng 96,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lĩnh vực bất động sản thì vẫn luôn là lĩnh vực kinh tế mà dòng vốn này tìm đến nhiều nhất.

Những thương vụ M&A thành công trên thị trường đã góp phần tăng thêm số vốn nước ngoài có mặt tại TP.HCM

Trên thực tế, đã có không ít những thương vụ M&A thành công trên thị trường BĐS TP.HCM thời gian qua đến từ các nhà đầu tư nước ngoài.

Có thể kể đến như Warburg Pincus (Mỹ) hợp tác với VinaCapital để cùng đầu tư vào dự án khách sạn trị giá 300 triệu USD; Mapletree (Singapore) tham gia mua lại Kumho Asiana Plaza Saigon; Keppel Land (Singapore) liên doanh để phát triển khu đất trung tâm cạnh bờ sông và KĐT mới Thủ Thiêm; Sơn Kim Land cũng vừa mới công bố hoàn tất các thủ tục để huy động vốn đầu tư từ thị trường quốc tế trị giá 100 triệu USD; Becamex IDC đã ký kết hợp tác chiến lược với Warburg Pincus vào tháng 9 vừa qua.

Những nhà đầu tư Đông Bắc Á là những người quan tâm nhất đến thị trường BĐS TP.HCM

Trong số những nhà đầu tư nước ngoài đang có mặt tại thị Việt Nam, nổi bật nhất là các nhà đầu tư tới từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore…Ở thị trường TP.HCM, những nhà đầu Hàn Quốc đang dẫn đầu với số vốn đạt 1,03 tỉ USD; theo sau là Mỹ chỉ bằng 1/4 với 253,04 triệu USD và Nhật Bản ở con số 141,92 triệu USD.

Theo chia sẻ của CapitaLand, tập đoàn này đã và đang thực hiện rất thành công nhiều dự án bất động sản cao cấp tại thị trường TP.HCM và Hà Nội. Mới đây công ty này cũng đã lập ra một quỹ đầu tư trị giá 500 triệu USD để đầu tư trên toàn thị trường BĐS Việt Nam.

Hay một thương vụ hợp tác nổi bật khác đến từ 2 nhà đầu tư của Nhật là Hankyu Realty và Nishi Nippon Railroad. 2 tập đoàn này đã thâu tóm 50% cổ phần và cùng hợp tác với tập đoàn Nam Long của Việt Nam để phát triển dự án Mizuki Park.

Dự án Mizuki Park – Điển hình cho sự hợp tác Việt Nam- Nhật Bản tại thị trường TP.HCM

Hồi đầu năm 2017, một quỹ đầu tư lớn khác của Nhật là Creed Group đã bắt tay hợp tác với An Gia Investment. 2 công ty này đã hoàn tất thương vụ thâu tóm 5 block còn lại tại dự án Lacasa (quận 7) của chủ đầu tư Vạn Phát Hưng.

Thêm một tên tuổi đình đám khác đến từ đảo quốc sư tử Singapore là Keppel Land. Tập đoàn này đã chi 846 tỉ đồng để mua thêm cổ phần(khoảng 16%) cổ phần của dự án Saigon Centre tại trung tâm TP.HCM. Tập đoàn này cũng đang có sự hợp tác khác với các đối tác ở nước ta như Tiến Phước, Trần Thái. Trong dự án phát triển tòa tháp cao nhất Việt Nam – Empire City 86 giá trị lên đến 1,2 tỉ USD.

Theo công ty nghiên cứu thị trường JLL Việt Nam, bên cạnh rất nhiều nhà đầu tư Nhật, Hàn Quốc, Singapore,…Thị trường Việt Nam, đặt biệt là TP.HCM hiện đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc.

Hiện đã có hàng trăm triệu USD chuận bị chảy vào thị trường TP.HCM từ nhừng nhà đầu tư đến từ nền kinh tế thứ 2 thế giới này. Và dự báo năm 2018, M&A BĐS TP.HCM sẽ ghi nhận những con số kỷ lục mới.