Nhìn chung trên thị trường, phân khúc nào giá ban đầu càng thấp thì biên độ tăng giá càng cao và ngược lại. “Mức giá biến động nhanh của thị trường BĐS TP.HCM chịu sự tác động của nhiều yếu tố”
Thị trường BĐS TP.HCM – Giá bán nhà ở tăng cao
“Các dự án ở TP.HCM càng về sau lại càng có giá cao hơn các dự án chào bán trước. Bởi chất lượng các công trình ngày càng được chủ đầu tư chú ý nhiều hơn.”
Đó là nhận định của ông Phạm Lâm – CEO DKRAViệt Nam. Tại sự kiện công bố báo cáo về thị trường BĐS TP.HCM năm 2017 của đơn vị này.
Bên cạnh đó, chi phí đầu như (VLXD, nhân công)… cũng tăng nên ảnh hưởng không nhỏ đến giá bán. Cho nên, ông Lâm dự báo giá nhà tại TP.HCM sẽ không ngừng gia tăng.
Được biết, thành phố là địa bàn có biên độ tăng giá cao nhất cả nước. Và cũng là thị trường có chu kỳ thiết lập một kỷ lục về giá mới ngắn nhất cả nước. Đồng thời, biên độ tăng giá của các khu vực và các điah phương tại TP.HCM cũng không có sự đồng đều.
Là trung tâm kinh tế, tài chính số 1 của đất nước. TP.HCM đang thu hút được dòng vốn đầu tư nước ngoài rất lớn. Để có thể phát triển đa dạng các loại hình, dịch vụ, tiện ích nhằm phục vụ tốt đời sống của người dân. Theo đó, sự phát triển nhanh chóng của cơ sở dịch vụ, tiện ích đã tác động mạnh đến giá giao dịch của thị trường BĐS.
Mặt khác, hấp lực từ nền kinh tế số 1 cả nước cũng góp phần tăng sự thu hút đối với khách hàng. Số lượng các chuyên gia và người lao động đến đây làm việc và an cư là cực lớn. Dân số đông cộng với nguồn lao động ngoại tình đồi dào tạo ra nhiều nhu cầu hơn về nhà, cũng là một nguyên nhân tác động nhiều đến giá bán.
Giá BĐS còn chịu sự tác động mạnh của việc phát triển hạ tầng giao thông và thông tin quy hoạch các dự án.
Ảnh hưởng từ các yếu tố vĩ mô (tăng trưởng kinh tế GDP, thu nhập bình quân theo đầu người, CPI, lãi suất, tỉ giá, giá vàng, chứng khoán),…
Đáng chú ý, cơn sốt đất nền từ khu vực vùng ven, đặc biệt trong năm 2016 và năm 2017 cũng đã ảnh hưởng đến sự tăng giá của thị trường. Mặc dù sau cơn sốt, giá đất đã được điều tiết sao cho hợp lý. Nhưng rất khó để trở về với mức ban đầu, ông Lâm nói thêm.
Tựu trung lại, những yếu tố kể trên đã cộng hưởng cho việc hình thành một mặt bằng giá mới tại TP.HCM theo chiều hướng đi lên. Khiến giấc mơ mua nhà của nhiều hộ gia đình đang trở nên xa vời hơn. Đặc biệt là những cặp vợ chồng trẻ và những hộ có thu nhập trung bình.
Giá BĐS trên thị trường tiếp tục tăng cao
Với loại hình căn hộ, mặc dù có nhiều quan ngại về nguồn cung dư thừa; song ghi nhận cho thấy, căn hộ vẫn luôn là thị trường khá ổn định, giá bán tăng đều qua các năm, đặc biệt là phân khúc căn hộ hạng B và hạng C vốn phù hợp với thu nhập của nhiều gia đình tại Tp.HCM.
Nguyên nhân theo ông Lâm là do quỹ đất của TP.HCM đã khan hiếm dần. Đất nền hiện tại có mức giá khá cao và phải xa trung tâm mới có thể mua được. Nên những căn hộ chung cư vừa túi tiền, gần trung tâm đang là lựa chọn số 1 của nhiều người.
Mặt khác, mức thu nhập trung bình của các cặp vợ chồng trẻ đã dần cải thiện. Sự trẻ hóa đối tượng người mua BĐS cùng sự linh hoạt trong chính sách bán hàng của chủ đầu tư chúng ta có thể thấy rõ. Đã tác động nhiều đến tâm lý của khách hàng và tính thanh khoản của thị trường, kích thích giá các căn hộ tăng cao.
Ví dụ ở phân khúc căn hộ hạng C năm 2012 có giá trung bình vào khoảng 13 triệu đồng/m2. Thì hiện tại (năm 2018) giá trung bình của nó dao động ở mức 18-20 triệu đồng/m2 (tăng 54%) sau 5 năm.
Tương tự đối với phân khúc đất nền, do luôn là loại hình được người Việt ưa chuộng. Bởi tính ổn định và bền vững của nó. Cộng với hiện nay thực trạng quỹ đất ngày càng khan hiếm, thị trường đất nền thì ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Đây là yếu tố quan trọng nhất đẩy giá đất nền lên cao trong thời gian qua.
Được biết, biên độ tăng giá đất nền lại không đồng đều và phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của hạ tầng. Điển hình ở khu Đông, ghi nhận giá đã từ 130-170%. Nguyên nhân là vì khu vực này có sự phát triển mạnh của giao thông trong 3 năm qua.
Nhà phố hay biệt thự thì đều phụ thuộc đất nền
Riêng với phân khúc nhà phố/biệt thự, do đặc thù của loại hình này phụ thuộc nhiều vào giá đất nền. Nên trong vòng hơn 5 năm qua, biên độ tăng giá của phân khúc này không lớn, dao động chỉ khoảng 20-56%.
Loại hình nhà phố, biệt thự phân bố nhiều nhất tại khu Đông. Như quận 2, quận 9 và khu Nam điển hình là KĐT Phú Mỹ Hưng. Ghi nhận múc giá tăng cao nhất của loại hình này là ở quận 9, khoảng 56% sau 5 năm. Nguyên nhân do những năm qua khu vực này đã có những thay đổi lớn về hạ tầng, giao thông.
Giá bán loại hình biệt thự thì có sự phân hóa rõ ràng theo khu vực khác nhau. Phụ thuộc nhiều vào quy hoạch và chất lượng dịch vụ của từng khu vực. Song nhìn chung, thì mặt bằng giá của nhà phố/biệt thự thời gian qua cũng có xu hướng tăng với thị trường chung.