Thị trường bất động sản Đà Nẵng đang bị thổi giá do nhiều nguyên nhân khác nhau. Làm cho thị trường đứng trước những thách thức không nhỏ.
Những ngày cuối năm ngoái, giới đầu tư bất động sản Đà Nẵng rộ lên thông tin các khu đất dọc tuyến Phạm Văn Đồng – con đường chính ra bãi biển Sơn Trà sẽ tăng giá.
Nhiều môi giới còn đưa ra bằng trứng là những hợp đồng ký kết đã giao dịch. Có hợp đồng ghi rõ giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở tuyến này một số lô lên đến 45 triệu đồng/m2. Vượt xa mức giá cũ chỉ là 25 – 35 triệu đồng/m2. Thị trường đất khu vực Sơn Trà – Điện Ngọc theo đó rục rịch tăng giá. Và đất nội thị Đà Nẵng cũng có sự biến động nhích lên.
Có khi nào giá đất tăng thật hay chỉ là hình thức thôi phồng giá?
Tuy nhiên, với những người có kinh nghiệm động thái này được cho là có “hiện tượng thổi giá”. Một chủ cơ sở môi giới tại Sơn Trà tiết lộ: Các hợp đồng, giấy tờ được đưa ra đều ở dạng thỏa thuận đặt cọc. Mà chỉ có giá trị trong thời hạn từ 15 – 30 ngày. Việc này cũng như một thỏa ước ký hợp đồng giao dịch. Nhưng sẽ không thực hiện chuyển tiền đúng hạn. Hợp đồng sẽ trở nên vô hiệu và chỉ để dùng làm thông tin. Nếu có thể được đưa lên báo thì càng tốt.
Những năm qua, Đà Nẵng đã trở thành một nơi có hạ tầng đô thị đồng bộ, thuận tiện cho giao thông. Nhiều nhà đầu tư Hà Nội, TP.HCM đến Đà Nẵng gần như lập tức bị thuyết phục ngay bởi hạ tầng đô thị và cảnh quan thiên nhiên đẹp đẽ, đa dạng như: bờ biển, đèo núi…Kể từ năm 2007, Đà Nẵng đã thu hút hàng loạt các dự án đầu tư vào vùng ven biển, gồm các resort nghỉ dưỡng, khu biệt thự và nhà ở cao cấp.
Những khu đất kế bên các dự án cao cấp này cũng sẽ được khởi động. Dự báo làn song này sẽ thúc đẩy sự phát triển các dự án nhà ở kéo dài từ vịnh Đà Nẵng sang bờ đông bán đảo Sơn Trà.
Tất cả đã góp phần tạo niềm tin có một cơ hội tốt khi tham gia khai thác quỹ đất ven biển Đà Nẵng. Dựa vào đây, giới kinh doanh bất động sản Đà Nẵng đã không ngừng đưa ra thông tin kiểu như “sốt đất”. Để vừa có thể giữ vững giá “kịch trần” và vừa tìm kiếm sự đồng thuận trong dư luận nhằm dễ bề có được lợi nhuận.
Hạ tầng dịch vụ xã hội còn hạn chế đã kìm hãm sự phát triển.
Theo dự báo của công ty tư vấn BĐS Savills và CBRE, trong vòng 5 năm tới sẽ có khoảng 9.000 căn hộ cao cấp và biệt thự ven biển ở Đà Nẵng đưa vào khai thác. Quỹ nhà ở chất lượng cao tại trung tâm đến nay cũng đã tăng đáng kể. Với rất nhiều các dự án đồ sộ như Indochine Riverside Tower, Đà Nẵng Plaza… Và còn một số cao ốc thương mại như ACB Tower, Vĩnh Trung Plaza…
Song trên thực tế, những lo ngại của giới kinh doanh không phải không có cơ sở. Đó là việc không cân đối giữa nguồn cung – cầu tại chỗ và hạ tầng dịch vụ xã hội còn hạn chế.
Dù đã là đô thị loại 1- lớn nhất miền Trung. Nhưng đến nay thành phố này mới có chưa tới 1 triệu dân, kể cả số dân tạm trú. Phần lớn cư dân lâu năm ở Đà Nẵng đã có nhà ở và không hào hứng với những dạng nhà ở mới như căn hộ chung cư hay nhà cao cấp biệt lập.
Do đó, để khai thác được hết lượng nhà ở mới xây thêm. Thành phố cần gia tăng thu hút dân cư. Chú ý đến các nhóm dân di cư và tạo điều kiện thu nhập, công việc ổn định cho họ.
Trong khi đó, người dân đến từ các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM thì có tài chính nhưng vẫn chưa mặn mà với bất động sản ở Đà Nẵng. Bởi vì các dự án và hạ tầng dịch vụ xã hội của Đà Nẵng chưa thể đáp ứng được yêu cầu “sống và làm việc” của bộ phận cư dân này.
Nhiều người đến từ Hà Nội cho biết, họ có thể ở và du lịch cả tháng ở Đà Nẵng. Song định cư hẳn thì còn phải suy nghĩ lại. Bởi cơ hội để có thể kiếm việc làm và thu nhập cao tại Hà Nội vượt xa so với Đà Nẵng. Thói quen sống và thụ hưởng các tiện ích xã hội của người dân, nhất là đối với giới trẻ Hà Nội hay TP.HCM cũng khác với người dân ở đây.
Quan trọng hơn, trong 5 năm gần đây, Đà Nẵng chỉ tập trung khai thác và phát triển hạ tầng nhà ở, khu lưu trú, nghỉ dưỡng cao cấp. Song lại không đồng đều giữa các phân khúc.
Không ít các dự án nhà ở ven bờ biển Đà Nẵng chỉ toàn là những căn nhà lộng lẫy trên cát, nhưng xung quanh lại thưa thớt khu dân cư. Điều đó làm giảm đi rất nhiều cơ hội giao tiếp với xã hội của cư dân nơi này.
Đà Nẵng phải thay đổi hướng đầu tư chiến lược.
Chính những hạn chế đó đã khiến nhiều người mua không mặn mà với các dự án bất động sản ở Đà Nẵng. Đa số người đăng ký sở hữu các căn hộ, biệt thự ở Đà Nẵng hiện chỉ là đầu cơ. Chỉ là mua để mong bán lại kiếm lợi nhuận. Hậu quả mang lại là số dự án nhà ở càng tăng thì áp lực bán hàng lại càng đè nặng lên nhà đầu tư.
Nhìn thấy được điều này, các đầu mối khai thác bất động sản đã cố gắng tổ chức sự kiện để có thể thu hút khách hàng. Như CBRE, với ngày hội bất động sản hàng tháng tại Đà Nẵng hay Savills với hàng loạt các hoạt động truyền thông tại Hà Nội và TP.HCM. Chính quyền thành phố Đà Nẵng cũng tổ chức triển lãm bất động sản và quảng bá hình ảnh các dự án nhà ở cao cấp. Tất cả những nỗ lực này tạo ra với hi vọng có thể cân bằng và phát triển thị trường đầy triển vọng này.