Thị trường bất động sản Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 – 2010 rơi vào tình trạng thất bại thảm hại là do sự không đối xứng của các nguồn thông tin trên thị trường, khiến cho thị trường bất động sản rơi vào khủng hoảng toàn phần.
Có thể thấy giai đoạn khủng hoảng nhất của thị trường bất động sản Việt Nam chính là giai đoạn từ năm 2004 – 2006. Dưới đây sẽ là những cái nhìn, nhận định về cơn khủng hoảng này và nguyên nhân cũng như hậu quả mà giai đoạn này gây ra cho thị trưởng bất động sản Việt Nam nói chung.
Nguyên nhân chính dẫn đến sự trầm lắng sâu đậm của thị trường bất động sản Việt Nam
Nguyên nhân chính dẫn đến sự trầm lắng của thị trường được cho là đã tăng quá mạnh trước đó và có các chính sách can thiệp của các cơ quan quản lý Nhà nước. Cầu giảm mạnh do giá bất động sản tại Việt Nam hiện đang được đánh giá ở mức là quá cao so với thu nhập thực tế.
Nhà nước luôn thúc đẩy và khuyến khích xây dựng các khu chung cư, khu biệt thự tại các thành phố, các khu công nghiệp làm cho quỹ nhà ở tăng lên, giảm bớt sự mất cân đối giữa cung và cầu. Cung về bất động sản tăng nhanh do lượng sản phẩm vẫn tiếp tục được cung cấp nhiều ra thị trường nhưng ít người mua.
Ngoài ra còn do tâm lý chờ đợi của người dân, họ chờ khi giá thành giảm mới mua. Nhu cầu mua bán đất dự án, căn hộ giảm. Khoản lợi nhuận thu từ kinh doanh bất đống sản giảm mạnh thấp hơn so với nhiều ngành đầu tư khác khiến nhiều nhà đầu tư chuyển sang đầu tư lĩnh vực khác, giá vàng liên tục tăng cao từ 2004 trở lại đây.
Bên cạnh đó, các tiêu cực trong xây dựng và đất đai như lạm phát khiến nhiều người cũng dè chừng. Nhà nước áp dụng các biện pháp, chính sách và luật nhằm hạ nhiệt thị trường bất động sản.
Diễn biến khủng hoảng của thị trường bất động sản năm 2004 – 2006 có ảnh hưởng gì?
Cơn khủng hoảng vô hình đã hình thành một thị trường bất động sản công khai hơn, minh bạch hơn và đầy đủ thông tin cung cấp cho người mua và người bán tránh thông tin sai lệch ảnh hưởng xấu tới người mua và nhà đầu tư.
Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực thị trường bất động sản Việt Nam. Cần xem xét nguồn vốn người hoặc các công ty nước ngoài đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam. Hình thành cơ quan đủ tầm quản lý và siết chặt thị trường bất động sản.
Một số giải pháp cơ bản để ổn định và phát triển thị trường bất động sản tại Việt Nam
Cân đối lại Cung – Cầu
Các cơ quan Nhà nước cần tổ chức các cuộc điều tra về cung – cầu về nhà ở, căn hộ và khoản thu nhập của Việt Nam để có cơ sở cân đối lại cung và cầu, đánh giá tiềm năng của thị trường bất động sản Việt Nam trong tương lai, để từ đó đưa ra những chính sách hợp lý để điều tiết thị trường bất động sản Việt Nam.
Đưa mức giá bất động sản về giá trị thực của nó
Do giá bất động sản tại Việt Nam hiện được đánh giá là quá cao, cao hơn giá trị thực rất nhiều, nếu việc giảm giá bán vẫn đảm bảo cho người bán có lãi và quan trọng hơn nữa là nó phù hợp với khả năng thanh toán của nhiều khách hàng tiêu dùng.
Hoàn thiện hệ thống, cơ chế, các chính sách về quản lý thị trường bất động sản Việt Nam
Nhà nước đảm bảo nguyên tắc nhất quán, đồng bộ, tôn trọng các quy luật của thị trường. Đồng thời, phải giúp tăng cường tính cạnh tranh. Thông qua việc đó là Nhà nước ban hành các chính sách về tài chính, tín dụng, thuế hợp lý để thị trường bất động sản Việt Nam hoạt động lành mạnh.
Giải pháp cơ bản nữa là xem xét kỹ lưỡng chính sách thuế bất động sản trong nước như:
− Nâng cao trình độ quản trị cũng như đào tạo ra đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản Việt Nam có chất lượng.
− Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ trong thị trường bất động sản và sự đa dạng của dịch vụ cung cấp tới quý khách hàng.
− Xây dựng bộ phận tiếp nhận và cung cấp thông tin về thị trường bất động sản rành mạch nhất và đúng đắn nhất.
− Mở rộng thị trường đầu tư kinh doanh bất động sản theo từng lộ trình cụ thể, rõ ràng.
− Xây dựng bộ phận pháp lý trong từng doanh nghiệp để đảm bảo tính đúng đắn và hợp pháp cũng như xác minh tính minh bạch cho quý khách hàng.
− Bồi dưỡng kiến thức bất động sản cho các nhân viên tư vấn bán hàng.