9 dự án cao tốc Bắc-Nam tiếp tục 'kêu cứu' vì... vẫn thiếu vật liệu

9 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam đi qua địa bàn 11 tỉnh đang thiếu hụt khoảng 21,6 triệu m3 vật liệu đất đắp nền đường. Nếu không kịp thời tháo gỡ các thủ tục cấp phép khai thác các mỏ vật liệu đất đắp, cao tốc Bắc-Nam sẽ đối mặt với nguy cơ chậm tiến độ.

9 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam đi qua địa bàn 11 tỉnh đang thiếu hụt khoảng 21,6 triệu m3 vật liệu đất đắp nền đường. Nếu không kịp thời tháo gỡ các thủ tục cấp phép khai thác các mỏ vật liệu đất đắp, cao tốc Bắc-Nam sẽ đối mặt với nguy cơ chậm tiến độ.

Mỏ gần không được khai thác, mỏ xa thì phải mua đất giá cao

Theo thông tin từ Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT), hiện có 9 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam đi qua địa bàn 11 tỉnh gặp vướng mắc về nguồn vật liệu đất đắp gồm: Mai Sơn - QL45 (Ninh Bình), QL45 - Nghi Sơn (Thanh Hóa), Nghi Sơn - Diễn Châu (Thanh Hóa và Nghệ An), Diễn Châu - Bãi Vọt (Nghệ An và Hà Tĩnh), Cam Lộ - La Sơn (Quảng Trị và Thừa Thiên Huế), Nha Trang - Cam Lâm (Khánh Hòa), Cam Lâm - Vĩnh Hảo (Bình Thuận), Vĩnh Hảo - Phan Thiết (Bình Thuận), Phan Thiết - Dầu Giây (Đồng Nai).

Các dự án này đang thiếu hụt khoảng 21,6 triệu m3 vật liệu đất đắp nền đường gồm: 14,4 triệu m3 tại các mỏ chưa được cấp phép khai thác và 7,2 triệu m3 nằm tại các mỏ đã cấp phép khai thác nhưng do chưa giải phóng mặt bằng hoặc cự ly vận chuyển quá xa nên cần phải cấp phép bổ sung thêm các mỏ đất.

Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông cho rằng, nếu không kịp thời tháo gỡ các thủ tục cấp phép khai thác các mỏ vật liệu đất đắp, cao tốc Bắc-Nam sẽ đối mặt với nguy cơ chậm tiến độ. Đặc biệt, 2 dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây có nguy cơ không thể hoàn thành vào tháng 12/2022.

Ông Lương Văn Long, Giám đốc điều hành dự án Mai Sơn - QL45 (Ban Quản lý dự án Thăng Long) cho biết, dự án cần khoảng 5,2 triệu m3 đất đắp và khoảng 1,8 triệu m3 cát. Hiện, các mỏ vật liệu đã được chấp thuận để phục vụ dự án gồm 15 mỏ đất và 20 mỏ cát có trữ lượng cơ bản đáp ứng nhu cầu, nhưng công suất khai thác của các mỏ lại quá thấp.

Đơn cử như mỏ đất Đồi Ao ở huyện Hà Trung, trữ lượng khai thác theo giấy phép 660.417 m3, công suất 180.000 m3/năm đã cấp phép ngày 23/7/2021, song đến nay vẫn chưa thể khai thác do vướng giải phóng mặt bằng.

Tại cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu, đại diện Ban Quản lý dự án 6 thông tin, dự án cần khoảng 1,1 triệu m3 cát, 0,8 triệu m3 đá và 8,5 triệu m3 đất đắp. Hiện nay, vật liệu đá không đáng lo ngại nhưng về vật liệu cát và đất đắp đang khan hiếm.

Mặc dù các mỏ đất đang khai thác có trữ lượng mỏ lên đến hơn 10 triệu m3. Tuy nhiên, công suất khai thác theo giấy phép hằng năm chỉ đạt khoảng 0,9 triệu m3/năm, trong khi những mỏ mới đã hoàn thành đấu giá lại chưa được cấp phép khai thác, dẫn đến tình trạng mỏ mới ở sát công trường không được khai thác, còn mỏ khai thác được thì lại cách công trường 40-50 km, làm giá vận chuyển đẩy lên cao.

“Chẳng hạn, mỏ Chùa Đống ở xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu cách công trường 300 m, dù đã tổ chức đấu giá nhưng chưa được cấp phép khai thác. Để bảo đảm tiến độ, các nhà thầu phải mua đất ở mỏ Đồi Tranh nằm tại thị xã Hoàng Mai với giá đất về tới công trường là 110.000 đồng/m3. Mức giá vật liệu quá cao khiến không nhà thầu nào chịu nổi”, đại diện Ban Quản lý dự án 6 cho hay. Đơn vị này cũng cho biết đã kiến nghị tỉnh Nghệ An đẩy nhanh tiến độ cấp phép khai thác các mỏ đã qua đấu giá và cho các mỏ cát, mỏ đất nâng công suất khai thác để hạn chế tình trạng khan hiếm, đẩy giá lên cao.

Vẫn vướng mắc về thủ tục

Đại diện Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông cho biết, sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 60 ngày 16/6/2021 đã tháo gỡ, giảm bớt được thủ tục nâng công suất khai thác các mỏ vật liệu và thủ tục đấu giá quyền khai thác mỏ. Đến cuối tháng 8/2021, đã có 17 mỏ được cấp phép mới. Tuy nhiên, trong quá trình rà soát thì 15 mỏ đã cấp phép bị loại do nằm trong quy hoạch bị cấm khai thác hoặc chất lượng không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật.

Thêm vào đó, thủ tục cấp phép khai thác đối với các mỏ cấp phép mới hiện vẫn đang gặp vướng mắc như: Cấp phép thăm dò; phê duyệt trữ lượng; lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; lập và phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án đầu tư; thiết kế mỏ; cấp quyền khai thác; thuê đất… vẫn phải tuân thủ theo quy định của Luật Khoáng sản.

Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông cũng thông tin, Bộ GTVT sẽ tiếp tục đề nghị Bộ TN&MT tham mưu, điều chỉnh nội dung Nghị quyết 60 theo hướng bỏ giới hạn nâng công suất khai thác không quá 50% công suất ghi trong giấy phép khai thác, bởi nội dung này đang làm hạn chế năng lực khai thác của một số mỏ đất trong khi nhu cầu cung cấp cho dự án rất lớn trong thời gian ngắn.

Đồng thời, Bộ GTVT cũng đề nghị Bộ TN&MT đề xuất bỏ quy định “không tăng trữ lượng đã cấp phép” trong Nghị quyết 60 do một số mỏ đất trong giấy phép khai thác quy định trữ lượng nhỏ hơn nhiều so với trữ lượng, khả năng khai thác thực tế.

Bộ GTVT tiếp tục phối hợp với Bộ TN&MT kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép UBND các tỉnh, thành phố có tuyến đường cao tốc Bắc-Nam đi qua được cấp phép khai thác ngay đối với trường hợp cấp phép mới các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phục vụ thi công dự án gồm cả mỏ chưa cấp phép thăm dò hoặc đã cấp phép thăm dò.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24