Tưng bừng không khí lễ hội Ka Tê của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận

(Gotrangtri.vn) Lễ hội Ka Tê là lễ hội quan trọng nhất của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận. Lễ hội được tổ chức mỗi năm một lần, để tưởng nhớ các vị thần linh và dâng lễ vật cúng ông [...]

(NoithatXHome.vn) Lễ hội Ka Tê là lễ hội quan trọng nhất của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận.

Lễ hội được tổ chức mỗi năm một lần, để tưởng nhớ các vị thần linh và dâng lễ vật cúng ông bà tổ tiên với lòng thành kính cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Để cảm nhận không khí tưng bừng của lễ hội Ka Tê, hãy cùng Portfolio khám phá ngay bây giờ nhé!

1. Vài nét về lễ hội Ka Tê truyền thống của người Chăm

Người Chăm là một cộng đồng dân tộc lớn ở Ninh Thuận với lịch sử và truyền thống văn hóa đặc sắc, lâu đời.

Người Chăm theo đạo Bà La Môn, và lễ hội Ka Tê là một trong những lễ hội đặc sắc nhất trong hàng chục lễ hội hàng năm của đồng bào Chăm, thể hiện rõ nét nhất đời sống tâm linh của họ.

Lễ hội Ka Tê - lễ hội đặc sắc nhất trong hàng chục lễ hội hàng năm của đồng bào Chăm. (Ảnh: internet)

Lễ hội Ka Tê – lễ hội đặc sắc nhất trong hàng chục lễ hội hàng năm của đồng bào Chăm. (Ảnh: internet)

Đây là một lễ hội dân gian truyền thống rất thiêng liêng, đặc sắc và quan trọng. Lễ hội có ý nghĩa tưởng nhớ đến những người đã khuất, tưởng nhớ đến các vị anh hùng dân tộc (được người Chăm tôn vinh làm thần).

Thường được tổ chức vào 1 tháng 7 theo lịch của người Chăm (khoảng 25/9 đến 25/10 dương lịch).

Trong những ngày diễn ra lễ hội, người dân Ninh Thuận và các du khách tập trung tại các đền tháp cổ kính, thưởng thức các điệu múa nhạc dân gian trong kho tàng âm nhạc của người Chăm.

Mọi người nghỉ ngơi và tràn ngập niềm vui, đi thăm viếng chúc tụng lẫn nhau. Lễ hội được chia làm hai phần là phần lễ và phần hội.

Toàn cảnh nhộn nhịp của lễ hội Ka Tê ở Ninh Thuận. (Ảnh: internet)

Toàn cảnh nhộn nhịp của lễ hội Ka Tê ở Ninh Thuận. (Ảnh: internet)

Lễ hội Ka Tê truyền thống của người Chăm có ý nghĩa rất cao đẹp. Là nơi hội tụ những tinh hoa văn hoá, sinh hoạt, tập tục, tín ngưỡng, kỹ thuật, mỹ thuật, tập quán thông qua các đồ cúng tế, y phục, nhạc cụ, những bản thánh ca, ca ngợi các vị vua hiền có công với dân với nước, ca ngợi công việc đồng áng, mùa màng, những vần thơ ca ngợi sự hưng thịnh, sản vật trăm hoa, trăm quả, trăm nghề,…

Trang phục truyền thống của người Chăm mặc trong lễ hội Ka Tê. (Ảnh: internet)

Trang phục truyền thống của người Chăm mặc trong lễ hội Ka Tê. (Ảnh: internet)

Về thăm làng nghề đan cỏ tế Lưu Thượng – nơi làm giàu từ loài cây dại

Ngoài ra, lễ hội còn là dịp để các trai tài, gái sắc trong cộng đồng phô diễn trước công chúng những điệu nhảy, bài ca, điệu kèn mang một phong cách độc đáo, riêng có của dân tộc Chăm, làm lay động lòng người.

Âm thanh dìu dặt của kèn Samanai, trong nhịp giật thôi thúc của trống Ginăng đưa những người tham dự lễ thăng hoa, hoà vào điệu múa của các thiếu nữ Chăm, từ đó hiểu hơn về văn hóa Chăm. 

Đối với người Chăm, lễ hội Ka Tê chính là khoảnh khắc thiêng liêng của người trần thế đánh thức các tháp Chăm cổ kính yên ngủ dưới lớp bụi thời gian bừng dậy. Lễ hội đã góp phần làm phong phú cho nét đẹp văn hoá đa sắc, đa màu của các dân tộc Việt Nam tết Nùng.

2. Phần lễ của lễ hội Ka Tê diễn ra long trọng

Lễ hội Ka Tê diễn ra theo trình tự các bước đã có truyền thống từ xa xưa, bao gồm lễ rước y trang, lễ mở cửa tháp, lễ tắm tượng thần, lễ mặc y phục cho tượng thần và sau cùng là đại lễ.

Lễ hội diễn ra tại đền tháp do Ban tế lễ là các chức sắc đạo Bà La Môn gồm: Thầy cả sư (Pô Dhia) làm chủ lễ, thầy kéo đàn Kanhi – hay còn gọi là thầy cò ke (Ôn Kadhar), bà bóng (Muk Payâu) dâng lễ và ông từ (Camưnay).

Lễ vật dâng cúng gồm: 1 con dê, 3 con gà làm lễ tẩy uế đất tháp, 5 mâm cơm cúng có thịt dê, 1 mâm cơn với muối vừng, 3 ổ bánh gạo và hoa quả.

Thông thường, lễ rước y trang của nữ thần Pô Na gar (thần Mẹ xứ sở) diễn ra một ngày trước ngày hội chính.

Y phục của Nữ thần Pô Na gar do người Raglai (một bộ tộc miền thượng) cất giữ (theo truyền thuyết y trang của Nữ thần Mẹ xứ sở của người Chăm lại do người Raglai giữ hộ thì hiện còn nằm trong các màn sương dày).

 Đến ngày hội lễ Ka Tê thì người Chăm làm lễ đón y trang do người Raglai chuyển lại và để y trang của Nữ thần Mẹ xứ sở vào một ngôi đền gần tháp.

Tiếp theo là lễ mở cửa tháp do một vị cả sư và ông từ trong coi tháp điều hành.

Lễ vật cúng gồm có rượu, trứng, trầu cau, nước tắm thần có pha trầm hương,…. Trong không khí trang nghiêm, vị cả sư đọc mấy câu thơ trong kinh hành lễ. 

Sau đó ông cầm lọ nước tắm thần tạt lên tượng phù điêu thần Siva trên vòm cửa chính của tháp. Sau cùng, thầy kéo đàn Kanhi và bà bóng tiến đến trước cửa tháp chính, ngồi bên tượng bò thần Na-đin để hát lễ xin mở cửa tháp.

Lễ tắm tượng thần cũng là một nghi thức chính trong lễ hội Ka Tê, lễ này được diễn ra bên trong tháp.

Lễ tắm tượng thần là một thủ tục linh thiêng, do ông cả sư, thầy cò ke, bà bóng, ông từ và một số tín đồ nhiệt thành thực hiện.

Sau khi đọc các đoạn trong kinh hành lễ, ông từ cầm lọ nước tắm vẫy lên pho tượng đá, mọi người có mặt cùng tắm cho thần. 

Cuối cùng, chủ trì buổi lễ là vị cả sư, bà bóng bày lễ vật, thầy kéo đàn Kanhi mời các vị thần cùng về dự lễ.

Lần lượt thầy cò ke hát mời 30 vị thần, mỗi vị thần thầy hát một bài thánh ca để mời.

Thầy cả sư làm phép đọc kinh cầu nguyện xin thần về hưởng lễ và phù hộ độ trì cho muôn dân. Kết thúc đại lễ là màn vũ điệu múa thiêng của bà bóng.

3. Không khí nhộn nhịp của lễ hội Ka Tê

Giống như các lễ hội truyền thống khác, sau khi thực hiện xong các nghi lễ linh thiêng thì cũng là lúc phần hội của lễ hội Ka Tê diễn ra sôi nổi, cùng sự tham gia đông đúc của rất nhiều người. 

Trong lúc bà bóng đang xuất thần điệu múa thiêng bên trong tháp để kết thúc đại lễ thì bên ngoài bắt đầu mở hội.

Những điệu trống Ginăng, kèn Saranai cùng loạt vang lên, cầm nhịp cho các cô gái Chăm trong vũ điệu cuồng nhiệt, say sưa, thôi thúc mọi người.

Không khí vui nhộn liên tục cho đến khi mặt trời khuất sau các dãy núi,…Các điệu múa trong lễ hội thể hiện bức tranh sinh động về nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Chăm.

Có thể thấy lễ hội Ka Tê là hình thức sinh hoạt lễ hội đặc sắc nhất của đồng bào Chăm, cuốn hút tất cả mọi thành viên trong thôn làng ở mọi lứa tuổi, không một người nào bị lãng quên, mọi người tham gia với khả năng của mình vào các hoạt động của cộng đồng. 

Lễ hội Ka Tê thể hiện rằng văn hóa Chăm mãi mãi bền vững trước những biến cố lịch sử, biểu hiện sức sống mãnh liệt của văn minh cội nguồn hội nhập với văn hoá Đông Nam Á, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. 

Hãy tiếp tục theo dõi chuyên trang gotrangtri.vn nhé, chúng tôi sẽ gửi đến Quý độc giả những bài viết hay về văn hóa truyền thống của dân tộc và những kinh nghiệm trong thiết kế nội thất nhà đẹp. 

Thu Hà – Tổng hợp internet


229 1
Thỏa mãn nhu cầu trang trí nhà tại NoiThatXhome.vn

Thiết kế nội thất
Kiến tạo cảm xúc

Chúng tôi tính toán mọi chi tiết để đảm bảo rằng mỗi bản thiết kế nội thất là sự kết nối phù hợp, tối ưu chi phí đem đến sự hài lòng cho khách hàng. 
Giải pháp tư vấn, thiết kế & thi công nội thất của NoithatXHome.vn mang lại sự đơn giản mà tinh tế trong không gian trọn vẹn.

Thẻ bài viết: , ,

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24