(NoithatXHome.vn) Vật liệu kính không còn xa lạ với bất cứ gia đình nào. Chúng được ứng dụng rất phổ biến như làm cửa kính, vách ngăn kính, nội thất kính,…
Vậy có các loại vật liệu kính nào? Hãy cùng “Nội thất nhà đẹp” tìm hiểu bạn nhé!
Tóm tắt nội dung
1. Ứng dụng vật liệu kính trong thiết kế hiện nay
Mái kính
Cũng giống như thép không gỉ, kính được ứng dụng nhiều trong công trình nhà ở hiện đại. Kính có thể được sử dụng làm mái để lấy các tia sáng tại ô giếng trời. Đây cũng là cách nhà thiết kế làm tăng tính thẩm mỹ cho không gian mà không mất nhiều chi phí. Với cách này, người dùng sẽ có cảm giác như được hòa mình vào thiên nhiên với tầm nhìn mới rất độc đáo.
Trần kính
Kính có khả năng kết hợp sáng tạo với ánh sáng từ những chiếc đèn trang trí, tạo không gian lãng mạn, thanh lịch và sang trọng theo ý của gia chủ. Điều này làm căn phòng phong phú hơn và ấn tượng hơn.
Cầu thang kính, vách ngăn kính
Cầu thang kính cũng là 1 nét mới mẻ và sáng tạo trong căn hộ. Cách thiết kế này giúp không gian của bạn như được nối liền và có chiều sâu hơn.
Vách ngăn kính thường được sử dụng trong phòng khách thay cho tường nhà hoặc trong phòng tắm để đảm bảo sự sạch sẽ và dễ dàng vệ sinh.
2. Ưu và nhược điểm của vật liệu kính trong thiết kế
Ưu điểm
Ưu điểm lớn nhất của vật liệu kính so với gỗ và các loại vật liệu công nghiệp khác đó chính là khả năng cho ánh sáng đi qua mà vẫn đảm bảo giữ lại gió, bụi,… Cùng với đó, kính cũng có bề mặt phẳng, tiện lợi cho việc lau chùi, vệ sinh.
Vật liệu kính cũng như 1 giải phải hoàn hảo giúp các nhà thiết kế nới rộng không gian, tăng hiệu quả chiếu sáng và hiệu quả thẩm mỹ.
Thi công và lắp đặt vật liệu kính trong căn hộ cũng đơn giản và mang nhiều giá trị kinh tế nên đây dường như là lựa chọn hàng đầu cho nhiều hộ gia đình.
Nhược điểm
Nhược điểm của kính dễ dàng nhận biết nhất đó chính là khả năng chịu lực kém hơn nhiều so với gỗ hay kim loại. Chúng dễ vỡ và khi vỡ không an toàn cho người sử dụng, ngay cả đối với những dòng kính cường lực.
Đặc biệt, khi xảy ra cháy nổ, người dùng cần vô cùng cẩn trọng bởi các mảnh kính có thể bắn ra không gian, khó có thể kiểm soát được.
3. Các loại vật liệu kính phổ biến hiện nay
Vật liệu kính cường lực
– Đặc điểm
Kính cường lực là loại kính được tôi luyện ở nhiệt độ 670 – 680 độ C và có khả năng chịu lược cao, rất khó vỡ. Tuy nhiên, khi vỡ, chúng rất nguy hiểm cho người dùng bởi chúng tạo ra những hạt nhỏ, rất nhọn và sắc.
Để không gây nguy hiểm cho người sử dụng khi kính vỡ, hiện nay trên thị trường có loại kính dán an toàn. Đây là loại kính có cấu trúc đặc biệt với 2 lớp kính được ép vào nhau bởi màng phim PVB, tạo nên sự liên kết cho kính để khi bị vỡ, chúng vẫn được liên kết với nhau, không tách rồi thành từng mảnh nhỏ vương vãi ra sàn nhà.
Vật liệu kính cường lực có tính an toàn cao bởi khó vỡ và không vỡ đột ngột như những tấm kính thông thường nên có thể được ứng dụng làm nhiều sản phẩm nội thất trong gia đình hay làm cửa, tường kính, vách ngăn,…
Bên cạnh đó, kính cường lực cũng chống ồn và cách nhiệt tốt, giúp bạn có được không gian thoáng đãng, rộng mở và mát mẻ.
– Ứng dụng
Kính cường lực có thể làm cửa, cầu thang, lan can hay những món đồ nội thất gia đình như bàn trà, bàn ăn, kệ, giá đỡ,… Khi ứng dụng vật liệu kính cường lực vào những món đồ này, bạn không những có thể sở hữu các sản phẩm lâu bền bởi tuổi thọ cao mà chúng còn mang đến cho không gian sống sự thanh lịch, sang trọng và hiện đại.
Vật liệu kính phản quang
– Đặc điểm
Kính phản quang là 1 dạng của kính cường lực có khả năng phản xạ ánh sáng, ngăn các tia tử ngoại xâm nhập. Loại kính này cách nhiệt tốt nhưng vẫn cho phép ánh sáng xuyên qua nên không gian luôn được sáng và thoáng.
Loại kính này có thể bị mờ đi sau khi xử lý nhiệt. Trường hợp này thường được áp dụng cho các vách kính trong nhà tắm.
– Ứng dụng
Kính phản quang có đặc tính là bức xạ nhiệt tốt. Do vậy, chúng được sử dụng nhiều nhất để làm cửa kính, mái kính hay trong những tòa nhà cao tầng.
Vật liệu kính bảo ôn
– Đặc điểm
Kính bảo ôn là loại kính có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt. Loại kính này có kết cấu khá đặc biệt với 2 lớp kính có độ dày khác nhau, gắn song song và cách nhau 1 khoảng chân không (hay khí trơ). Chúng được giữ bằng khung và gắn bằng keo silicon nên rất chắc chắn.
– Ứng dụng
Do tính cách âm và cách nhiệt tốt nên kính bảo ôn thường được sử dụng làm cửa kính hay vách ngăn giữa các phòng, các khu vực trong căn hộ.
Vật liệu kính cản nhiệt
– Đặc điểm
Kính cản nhiệt hay còn gọi là kính Low-E là loại kính được phủ lên trên bề mặt 1 loại hợp chất đặc biệt có tính phát xạ nhiệt chậm, hấp thụ nhiệt lượng và làm chậm quá trình truyền tải nhiệt mà vẫn đảm bảo độ sáng trong phòng.
– Ứng dụng
Loại vật liệu kính này giúp không gian của bạn luôn ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè, rất thích hợp với những gia đình có người nhà hay trẻ nhỏ khi làm tường kính hay cửa kính.
4. Chiêm ngưỡng những thiết kế ứng dụng vật liệu kính trong không gian
Sau đây, mời bạn cùng chiêm ngưỡng những không gian nội thất sang trọng, hiện đại với ứng dụng vật liệu kính.
5. Lời kết
Vật liệu kính thực sự là 1 sự lựa chọn lý tưởng cho những căn hộ mang phong cách hiện đại. Chúng không chỉ giúp không gian thêm phần sang trọng, tiện nghi mà còn khiến căn phòng thêm tươi sáng và luôn tràn đầy sức sống.
Để cập nhật thêm nhiều thông tin, kiến thức về các vật liệu trong thiết kế, mời bạn ghé thăm gotrangtri.vn mỗi ngày, những bài viết mới nhất luôn được cập nhật để chia sẻ đến bạn.
Lê Kiều Oanh – Tổng hợp
2.624 1
Thỏa mãn nhu cầu trang trí nhà tại NoiThatXhome.vn