(NoithatXHome.vn) Phong cách công nghiệp trong nội thất đã dần chiếm được thiện cảm của nhiều người bởi tính thô sơ và thực dụng. Chính chất thô mộc mà phong cách công nghiệp mang đến sẽ thổi hồn cho căn nhà của bạn thêm tinh tế, cá tính.
Vậy phong cách công nghiệp là gì? Đặc điểm cơ bản của phong cách công nghiệp trong nội thất bao gồm những gì? Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Tóm tắt nội dung
1. Tìm hiểu phong cách công nghiệp là gì?
Khái niệm phong cách công nghiệp
Phong cách công nghiệp trong nội thất hay còn được gọi là industrial. Đây là phong cách thẩm mỹ không đòi hỏi sự trang trí cầu kì, quá khắt khe như phong cách cổ điển. Mà phong cách nội thất công nghiệp lại đi ngược lại bởi hai chữ bóng bẩy trong thiết kế ngày nay.
Đặc điểm nổi bật của phong cách nội thất công nghiệp đó là những mang tường không xây trát, hoặc những đường ống không cần che đậy. Thế nên phong cách này luôn gợi lên sự trần bụi, mộc mạc, gần gũi. Cũng giống như nhiều phong cách nội thất khác như: wabi sabi, hay retro thì phong cách nội thất công nghiệp cũng luôn ưu tiên sử dụng dòng chất liệu tự nhiên như: gỗ, sắt…đồ nội thất đơn sơ nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ tiện ích, công năng sử dụng.
Sự ra đời của phong cách nội thất công nghiệp
Nói đến sự ra đời của phong cách thiết kế công nghiệp thì nhiều người không rõ. Đa số đều cho rằng, phong cách công nghiệp trong nội thất được ra đời và phát triển vào đầu thế kỷ 20. Trước khi cuộc cải cách công nghiệp trong lần 2 kết thúc. Các nhà máy ở Tây Âu thì bị đóng cửa. Nên họ đã dần chuyển xưởng sản xuất của mình tại những quốc gia có chi phí lao động không cao. Và thế, nên những tòa nhà này đã bị bỏ hoang.
Theo dòng thời gian, dân số nơi đây phát triển mạnh mẽ, diện tích sinh sống bị thu hẹp lại. Và giải pháp hợp lý là chuyển đổi những khu công nghiệp ở quanh thành phố thành khu dân cư.
Thay vì che đậy đi quá khứ của những ngôi nhà này thì các KTS lại tôn vinh chúng lên. Những mảng tường để trần, hay sàn nhà thô ráp, với ô cửa sổ kính lớn…chính là những dấu hiệu còn vương vấn lại của những nhà máy cũ. Và đây chính là nét đặc trưng độc đáo mà phong cách nội thất công nghiệp muốn mang đến.
Xem thêm: Lộ diện 3 quán cafe phong cách công nghiệp ở Sài Gòn siêu cuốn hút
2. Những đặc trưng cơ bản của phong cách công nghiệp
Như các bạn biết đấy, mỗi phong cách thiết kế nội thất đều có những đặc điểm riêng biệt. Nếu như phong cách Bắc Âu hướng đến sự sáng sủa thì phong cách công nghiệp trong nội thất lại hướng đến sự đơn giản, và trần trụi.
Sự trần trụi
Đặc điểm chính của phong cách công nghiệp trong nội thất là muốn nhấn mạnh vào trong những thiết kế khá đơn giản, và để lộ ra nhiều hơn. Những thiết kế thường thấy ở phong cách thiết kế công nghiệp là những bức tường chưa được hoàn thành, hay những đường ống kim loại, hay những viên gạch đã cũ kỹ….
Bởi phong cách này đang mô phỏng lại lại những xí nghiệp cũ, nhà máy cũ ở những khu công nghiệp. Đây là nơi có hoạt động với tần suất khá cao. Vì thế việc hỏng hóc, thay thế là không tránh khỏi được. Thế nên, chúng phải được thiết kế đơn giản với mục đích để phô bày vẻ đẹp trần trụi, cũ kỹ của nó.
Không gian mở rộng
Bản chất của phong cách công nghiệp trong nội thất chính là khoảng không gian vô cùng rộng lớn từ những nhà máy công nghiệp. Vậy nên, khi đưa phong cách này vào thiết kế nội thất nhà ở sẽ mang đến những cảm giác tương tự về không gian.
Không gian mở chính là cách bài trí mà phong cách nội thất công nghiệp đang hướng đến. Và bạn sẽ cảm nhận được sự rộng lớn bằng việc giữ những cửa sổ trần trụi và cách đơn giản hóa những đồ nội thất ở trong phòng.
Nếu căn nhà có diện tích hạn hẹp, thì người ta hay tạo không gian mở rộng bằng việc liên thông giữa phòng bếp và phòng khách. Bạn đừng thiết kế vách ngăn hay tủ chắn để mất đi tính liên kết của khu vực này. Hãy để sự nối tiếp giữa bếp và phòng khách 1 cách tự nhiên.
Tông màu trang trí
Những gam màu đen, trắng, xám chính là những sắc màu luôn gắn liền với yếu tố công nghiệp. Đây là 3 tông màu chủ đạo mà phong cách công nghiệp trong nội thất hay áp dụng. Đối với những món đồ trang trí nội thất sẽ được phối hợp ăn ý với gam màu công nghiệp để mang đến sự hòa hợp trong thiết kế.
Đối với phòng khách mà được sơn tường màu trắng thì ghế sofa hay rèm cửa được sử dụng với gam màu xanh, màu nâu, hay là màu xám. Và ngược lại nếu tường nhà màu xám thì màu trắng dành cho ghế sofa và rèm cửa tạo điểm nhấn cho căn phòng. Còn đối với những phụ kiện trang trí khác như: bàn ghế, tủ kệ, đèn quạt….hay dùng những gam màu lạnh theo đúng phong cách nội thất công nghiệp hướng đến.
Thực tế nhưng không kiểu cách
Phong cách công nghiệp trong nội thất thường sử dụng những vật dụng khá đơn giản, với đường nét mạch lạc, rõ ràng. Phong cách này thể hiện tính trần trụi và khá là cơ bản của nội thất trong thiết kế. Nhưng điều đó sẽ không có nghĩa là chúng không tạo được sự thoải mái cho gia chủ.
Tạo sự ngẫu hứng trong thiết kế
Phong cách công nghiệp trong nội thất luôn đề cao tinh thần trang trí ngẫu hứng. Đối với mỗi vật dụng đều luôn được bài trí hết sức tự nhiên, theo kiểu ngẫu hứng. Ban đầu nhìn vào thì bạn sẽ có cảm giác bừa bộn nhưng nếu để ý và quan sát kỹ bạn sẽ thấy được sự ngăn nắp khoa học và có ý đồ riêng của gia chủ.
Và để tránh sự đơn độc cho bức tường thì hầu như người ta hay trang trí những tấm ảnh của gia đình, bạn bè, người thân trên bức tường nhà. Những chồng sách, chai lọ, đèn luôn được đặt trên nền nhà, hay trên ghế. Đối với những dòng tranh lớn thì thường không treo quá cao mà chúng hay được tựa trên tường cạnh góc phòng. Nhìn có vẻ hơi lung tung nhưng lại khá tinh tế của chất ngẫu hứng.
3. Những mẫu phong cách công nghiệp trong nội thất đẹp mỹ mãn
Phong cách công nghiệp: Phòng ăn
Phong cách công nghiệp: Phòng bếp
Phong cách công nghiệp: Phòng khách
4. Lời kết
Với những chia sẻ thú vị ở trên, hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về phong cách công nghiệp là gì? Cũng như những đặc trưng cơ bản mà phong cách công nghiệp trong thiết kế mang đến phải không nào. Chúng như nhắc nhở con người phải luôn tôn trọng quá khứ và hướng đến 1 tương lai tốt đẹp hơn qua sự thô mộc, đơn giản.
Hãy thường xuyên truy cập gotrangtri.vn để cập nhật thêm nhiều bài viết hấp dẫn và thú vị về thiết kế nội thất bạn nhé!
Nguyễn Chiên – Tổng hợp
444 1
Thỏa mãn nhu cầu trang trí nhà tại NoiThatXhome.vn