(NoithatXHome.vn) Đã là người Việt Nam, chắc hẳn ai cũng biết hình ảnh những chiếc nón bài thơ, một vẻ đẹp mộng mơ của nền văn hóa dân tộc.
Quê hương của những chiếc nón lá xứ Huế chính là làng Tây Hồ nổi tiếng.
Hãy cùng Portfolio đến thăm làng nghề nón bài thơ Tây Hồ ngay bây giờ nhé!
1. Lịch sử làng nghề nón bài thơ Tây Hồ
Làng nghề Tây Hồ nằm bên dòng sông Như Ý, thuộc xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế và cách trung tâm thành phố khoảng chừng 12 km.
Làng nghề truyền thống làm nón hình thành cách đây hàng trăm năm và những chiếc nón bài thơ xuất hiện trong khoảng từ những năm cuối thập kỷ 50 – đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX.
Đến bây giờ, người dân Tây Hồ không còn ai nhớ nghề làm nón lá xuất hiện ở làng mình từ bao giờ, chỉ biết rằng trải qua bao sự thăng trầm của lịch sử, họ vẫn dựa vào nghề này để mưu sinh.
Ở Tây Hồ, người già người trẻ, đàn ông hay đàn bà đều có thể quây quần bên nhau làm ra những chiếc nón đẹp với đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ, cần mẫn.
Người dân quê đi chợ, đi làm ruộng không thể thiếu chiếc nón lá đội đầu.
Nón lá đã gắn bó với cuộc sống của người nông dân Tây Hồ một nắng hai sương trên đồng ruộng một cách tự nhiên và bền bỉ dù cuộc sống đã có nhiều đổi thay.
Nón Tây Hồ dần được người dân cả nước cũng như khách du lịch ưa chuộng. Hình ảnh chiếc nón Tây Hồ đi vào thơ ca, nhạc họa bao đời nay như một biểu tượng văn hóa của dân tộc.
2. Vì sao làng nghề nón bài thơ Tây Hồ nổi tiếng?
Nón lá không chỉ dùng để che nắng, che mưa mà còn là vật trang sức làm duyên thêm nét đẹp của những thiếu nữ. Nón lá Tây Hồ nổi tiếng bởi độ mỏng, thanh, màu sắc nền nã, đường kim, mũi chỉ đều, đẹp nên người tiêu dùng rất yêu chuộng.
- Tìm hiểu các hoạt động văn hóa tổ chức trong Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương
- Khám phá nét độc đáo của làng nghề gốm Bát Tràng
- Khám phá một số làng nghề thủ công mỹ nghệ tỉnh Quảng Nam (p1)
Một chiếc nón lá đơn sơ, mộc mạc tưởng chừng như rất đơn giản nhưng khi đến đây bạn sẽ hiểu thêm sự vất vả, kỳ công cũng như khéo léo của những đôi bàn tay chân chất.
Để tạo ra một chiếc nón, người làm phải thực hiện khoảng 15 công đoạn từ lên rừng hái lá, rồi sấy lá, mở, ủi, chọn lá, xây độn vành, chằm, cắt lá, nức vành, cắt chỉ… để có một chiếc nón bài thơ vừa nhẹ vừa đẹp.
Đặc biệt hơn những nơi khác, các nghệ nhân Tây Hồ lựa chọn vật liệu là lá non của cây Bồ Quy Diệp sau khi hái trên rừng đem về phơi sương rồi nức vàng rồi ủi cho phẳng.
Điều làm nên thương hiệu nón Huế chính nằm ở khâu chằm.
Nón Huế bao giờ cũng được làm từ hai lớp, người thợ phải khéo léo để khi chêm lá không bị chồng lên nhau nhiều lớp, giúp nón mỏng và thanh. Sau đó mới phủ dầu nhiều lần, phơi đủ nắng để nón vừa đẹp vừa bền.
Ngày nay, nón Tây Hồ còn được trang trí đẹp mắt bằng cách vẽ hoặc thêu trực tiếp lên bề mặt nón những hoa văn, đường nét phong phú như: cây cảnh, hoa lá, thiếu nữ mặc áo dài,…
Chiếc nón bài thơ Tây Hồ là những đứa con tinh thần của người dân làng nghề, là biểu tượng văn hóa của dân tộc đáng được trân trọng và phát huy.
Nếu bạn yêu thích khám phá bức tranh chân thực của hình tượng này, hãy đến với làng nghề để có được những trải nghiệm thú vị nhé!
Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của gotrangtri.vn, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu đến bạn những làng nghề thủ công – mỹ nghệ truyền thống của dân tộc và những công trình kiến trúc với lối thiết kế nội thất độc đáo nhé!
1.048 1
Thỏa mãn nhu cầu trang trí nhà tại NoiThatXhome.vn