(NoithatXHome.vn) Đi lễ chùa đầu năm là một hoạt động quan thuộc của người dân Việt nam nhất là mỗi dịp xuân về.
Phong tục này là một trong những nét đẹp văn hóa tâm linh trong nếp sống của người dân mình. Vậy đầu năm 2019, bạn đã có dự định gì cho việc đi lễ hội hay vãn cảnh chưa?
Nếu chưa thì hãy để Portfolio gợi ý cho bạn một điểm đến vô cùng nổi tiếng đó là chùa Hương.
Một ngôi chùa phù hợp cho việc đi lễ đầu năm và vãn cảnh. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn kinh nghiệm du lịch chùa Hương đầy đủ và chi tiết nhất. Cùng theo dõi những thông tin dưới đây nhé!
Tóm tắt nội dung
1. Giới thiệu về chùa Hương
Chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, vừa là một quần thể văn hóa – tôn giáo vừa là một điểm du lịch tâm linh hấp dẫn, đặc biệt là những dịp đầu xuân năm mới.
Lễ hội chùa hương là một hoạt động không thể thiếu đối với người dẫn nơi đây. Hành trình du lịch chùa Hương không chỉ là hành trình về với đất Phật, mà đây còn là dịp để chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên trù phú.
2. Kinh nghiệm du lịch Chùa Hương
2.1. Đường đi đến chùa Hương
Để đến Chùa Hương bạn có thể lựa chọn phương tiện là ô tô, xe máy hoặc xe buýt. Đường đi rất đơn giản, theo hướng Nguyễn Trãi – Hà Đông, rẽ trái ở ngã ba Ba La đi Vân Đình sau đó đi tiếp khoảng 40km đến Tế Tiêu rẽ trái, lúc này hỏi đường đến du lịch chùa Hương ai cũng biết.
Cách di chuyển thứ hai là đi theo hướng quốc lộ 1A Pháp Vân – Cầu Rẽ, rẽ phải ở nút giao Đồng Văn vào quốc lộ 38, chạy tiếp tầm 15km theo hướng chợ Dầu là đến chùa Hương. Một lưu ý nhỏ là tuyến đường này chỉ dành cho ô tô.
Còn nếu bạn lựa chọn phương tiện là đi xe buýt bạn bắt chuyến xe số 211 xuất phát từ bến Mỹ Đình với lịch trình Bến Xe Mỹ Đình – Phạm Hùng – Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi – Trần Phú – Quang Trung – Quốc lộ 6 – Ngã ba Ba La – Quốc lộ 21 B – Tế Tiêu ( Thị trấn Đại Nghĩa) sẽ đưa bạn đến chùa Hương.
2.2. Du lịch chùa Hương :Nên đi Chùa Hương vào thời gian nào
Quanh năm suốt tháng bạn đều có thể đi Chìa Hương, nhưng nếu bạn đi vào dịp đàu năm thì nơi đây còn có lễ hội chùa Hương rất vui nhộn và đặc sắc.
Dịp này bạn sẽ có cơ hội hòa mình vào không khí tưng bừng cùng những hoạt động sinh hoạt văn hóa của lễ hội.
Còn nếu bạn đi du lịch chùa hương với mục đích vãn cảnh thì ên tránh thời gian lễ hội vì thời điểm này nơi đây rất đông đúc, khó tránh khỏi tình trạng chen lấn, dịch vụ chặt chém.
Vào thời điểm tháng 11 – 12, nơi đây có mùa hoa súng đẹp nở rực rỡ trên dòng suối Yến cùng những cánh đồng lau bất tận vô cùng tuyệt đẹp.
2.3. Các điểm tham quan ở Chùa Hương
Chùa hương là quân thể kiến trúc rải rác trong thung lũng Suối Yến với 4 hướng hành hương chính đó là
– Tuyến Hương Tích: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng.
– Tuyến Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài.
– Tuyến Long Vân: Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm.
– Tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn.
2.4. Du lịch chùa Hương: Giá vé thắng cảnh Chùa Hương
Giá vé tham quan khi du lịch chùa Hương cũng không quá đắt đỏ, chỉ từ 50k/vé tham quan, và 40k/ người vé đi đò. Giá cáp treo từ chùa Thiên Trù lên tới động Hương Tích 140k/ người 2 chiều và 90k/ người cho 1 chiều.
Giá vé tham quan thông thường là 50k/ người với vé thắng cảnh và 40k/ người vé đi đò. Giá cáp treo từ chùa Thiên Trù lên tới động Hương Tích 140k/ người 2 chiều và 90k/ người cho 1 chiều.
Vào dịp lễ hội thương rất đông, bạn hãy chịu khó xếp hàng mua vé từ Ban tổ chức, tránh mua của các cò để tránh choáng váng với giá trên trời
2.5. Du lịch chùa Hương: Ăn uống tại Chùa Hương
Du lịch chùa Hương đừng nên bỏ qua những món đặc sản nức tiếng như : dê núi, bò rừng, ngựa, nhím, tê tê…
Dọc tuyến đường từ bến đò cho đến động Thiên Trù có rất nhiều nhà hàng phục vụ với thực đơn khá hợp lý cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên bạn nên hỏi giá trước để tránh bị chặt chém nhé, nhất là mùa lễ hội.
3. Cần chuẩn bị những đồ gì khi du lịch chùa Hương?
3.1. Đồ lễ
Di lịch chùa hương bạn nên chuẩn bị những món đồ cúng lễ như sau : vàng, hương, trầu cau, rượu cúng, chè, hoa quả, bánh kẹo, tiền lẻ..Đây là những món đồ không thể thiếu khi đi lễ chùa. Nếu có thể, bạn hãy chuẩn bị trước ở nhà để tránh việc mua gần chùa giá cả sẽ đắt hơn nhé.
Những món đồ lễ mang theo sau đó có thể dùng làm đồ ăn ngay, vừa đảm bảo vệ sinh lại tiết kiệm.
3.2. Những lưu ý khi mua sắm
Đi du lịch Chùa Hương nhớ mua một chút quà để tặng cho bạn bè và người thân nhé.
Có rất nhiều đồ lưu niệm và đặc sản như: vòng tay, vòng cổ, gương lược, chè củ mài, mơ quả,rau sắng … khi mua hãy hỏi giá cả cụ thể, kiểm tra đúng tên sản phẩm, số lượng, chất lượng đặc biệt trong mùa lễ hội, bạn hãy hết sức chú ý khi quyết định mua hàng.
4. Một số lưu ý khác khi du lịch chùa Hương
Hãy là người du lịch có tâm, vứt rác đúng nơi quy định và giữ gìn vệ sinh chung để bảo vệ môi trường của quần thể chùa Hương
Du lịch chùa Hương vào dịp lễ thường rất đông nên bạn hãy bảo quản hàng lý tư trang cẩn thận, tránh bị kẻ gian thừa dịp cao điểm móc túi, đánh cắp đồ của bạn.
Đi du lịch chùa Hương theo nhóm để tiết kiệm tiền đò, tiền vé
Trang phục đi du lịch chùa Hương đứng đắn, lịch sự, không nên có những cử chỉ khiếm nhã cười đùa to tiếng gây mất trật tự trong chùa.
Nên đi những đôi giày thể thao thay vì giầy cao gót để bảo vệ đôi chân của mình.
Đặc biệt hãy cảnh giác với những trò đỏ đen bịp bợm mà mất tiền oan khi đi du lịch chùa Hương: “Tôi nhanh tay hay bạn nhanh mắt – đoán chẵn lẻ”, “Chiếc nón kỳ diệu”, “Tôm – Cua – Cá”… trên thực tế, người “cầm cái” đã móc nối với những cò mồi xung quanh để đặt tiền to và trúng lớn để lôi kéo du khách.
5. Chùm ảnh về du lịch chùa Hương
6. Lời kết
Trên đây là những kinh nghiệm du lịch Chùa Hương chi tiết nhất, hi vọng những thông tin này sẽ sẽ giúp bạn có một chuyến chùa Hương đi suôn sẻ và ý nghĩa nhất.
Và cũng đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo trên gotrangtri.vn để cập nhật những địa điểm du lịch nổi tiếng khác và ngắm những mẫu thiết kế nội thất mới nhất nhé!
Thái Sương – Tổng hợp
123 1
Thỏa mãn nhu cầu trang trí nhà tại NoiThatXhome.vn