(NoithatXHome.vn) Nội thất truyền thống Nhật Bản luôn khiến con người tìm được sự tĩnh lặng, yên bình khi sử dụng những vật liệu nội thất đậm chất thô mộc, tự nhiên từ gỗ, mây tre…
Vậy nên, nội thất truyền thống Nhật Bản luôn luôn chứa đựng những nét đẹp bình dị, nhẹ nhàng, tiềm ẩn của tự nhiên. Hầu hết, căn nhà Nhật Bản đều được bài trí theo phong cách tối giản và hấp dẫn bởi phong cách cá nhân.
Tóm tắt nội dung
- 1. Gỗ – Vật liệu nội thất Nhật Bản không thể thiếu trong nội thất
- 2. 13 yếu tố đặc trưng trong thiết kế nội thất truyền thống Nhật Bản
- 1. Shoji – Cánh cửa trượt bằng giấy từ khung gỗ
- 2. Fusuma – Tấm trượt
- 3. Wagoya – Khung gỗ truyền thống
- 4. Engawa – Hành lang bằng gỗ
- 5. Ranma – Tấm gỗ phía trên Shoji và Fusuma
- 6. Tokonoma – Góc căn phòng
- 7. Amado – Cửa chớp bão
- 8. Genka – Lối đi chính của căn nhà
- 9. Tatami – Thảm trải sàn truyền thống
- 10. Chabudai – Bàn thấp
- 11. Zabuton – Gối mỏng để ngồi
- 12. Ofuro – Bồn tắm truyền thống
- 13. Sudare – Cửa sổ
- 3. 4 nguyên tắc vì sao nội thất truyền thống Nhật Bản luôn được yêu thích
- 4. Kết luận
1. Gỗ – Vật liệu nội thất Nhật Bản không thể thiếu trong nội thất
1.1. Vì sao gỗ lại được lựa chọn trong nội thất truyền thống Nhật Bản?
Gỗ là dòng vật liệu nội thất Nhật Bản rất được ưa chuộng trong thiết kế nội thất truyền thống Nhật Bản. Không giống như những nước phương Tây, hầu hết những công trình kiến trúc nội thất nhà ở của họ đều được trang trí những họa tiết cầu kỳ. Nhưng với người Nhật lại luôn hướng đến lối sống tối giản thế nên công trình kiến trúc của họ cũng đơn giản nhưng lại ẩn chứa sự bí ẩn.
Hơn nữa, Nhật Bản lại là nước chịu ảnh hưởng khá lớn từ khí hậu. Về mùa hè khì khí hậu ẩm ướt, và nóng. Với những ngôi nhà truyền thống Nhật Bản thường được thiết kế cao lên để không khí dễ dàng di chuyển xung quanh, và bên dưới sàn nhà.
Vì thế, chất liệu gỗ là dòng vật liệu nội thất Nhật Bản được sử dụng vì tính mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mua đông. Hơn nữa nó có tính linh hoạt cao khi xảy ra thiên tai động đất.
1.2. Vật liệu gỗ khá linh hoạt khi xảy ra động đất và hỏa hoạn
Gỗ thường chiếm ưu thế khá lớn trong kiến trúc hơn đá vì gỗ ít bị dao động khi động đất xảy ra. Bởi gỗ có khả năng kháng động đất nhờ những khớp gỗ truyền thống được thiết kế linh hoạt. Phần lớn năng lượng bên trong động đất sẽ bị hấp thụ bởi sự linh hoạt, dẻo dai của các khớp nối này. Thế nên, 1 tòa nhà với mái nặng nhưng tường không vững chắc vẫn có thể đứng rất vững khi động đất mạnh xảy ra.
Những ngôi nhà truyền thống ở Nhật hầu như không gắn bất kỳ với phần móng nào. Và 1 tòa nhà được xây dựng từ gỗ vẫn luôn đứng vững chắc.
2. 13 yếu tố đặc trưng trong thiết kế nội thất truyền thống Nhật Bản
Thiết kế nội thất truyền thống Nhật Bản thường được sử dụng những vật liệu nội thất Nhật Bản đặc trưng từ gỗ, giấy, rơm, đất sét. Dưới đây là 13 yếu tố đặc trưng trong thiết kế nội thất truyền thống Nhật Bản:
1. Shoji – Cánh cửa trượt bằng giấy từ khung gỗ
Trong nội thất truyền thống Nhật Bản, những ngôi nhà truyền thống không sử dụng kính mà dung cách khác để mang ánh sáng thiên nhiên vào trong nhà. Shoji chính là mẫu cửa trượt được làm bằng giấy mờ dán trên khung gỗ. Chúng được sử dụng cho bức tường ngoại và nội thất. Nhờ vậy sẽ mang đến sự thoáng mát từ thiên nhiên vào bên ngoài.
2. Fusuma – Tấm trượt
Fusuma chính là những tấm trượt có công năng sử dụng như là những cánh cửa ra vào, hay cũng có thể coi đây là bức tường chắn. Những tấm trượt này hay được sử dụng trong nội thất truyền thống nhật bản để làm tăng tính linh hoạt cho cấu trúc phòng ở.
3. Wagoya – Khung gỗ truyền thống
Khung gỗ truyền thống wagoya không thể thiếu trong trang trí nội thất nhật bản bởi nó sẽ mang đến sự vững chãi, bền vững cho ngôi nhà với cột trụ và xà ngang.
4. Engawa – Hành lang bằng gỗ
Engawa chính là hành lang được làm từ gỗ bao bọc xung quanh ngôi nhà. Chắc năng của nó là phân chia giữa Shoji và cửa chớp bão ở bên ngoài.
5. Ranma – Tấm gỗ phía trên Shoji và Fusuma
Rama chính là những tấm gỗ nằm ở phía trên cửa Shoji hay Fusuma. Hầu hết trong những ngôi nhà nội thất truyền thống nhật bản hay được dùng tấm gỗ Rama để đưa ánh sáng bên ngoài vào trong căn nhà. Chúng hay được chạm trổ hoa văn cầu kỳ, tinh tế.
6. Tokonoma – Góc căn phòng
Tokonoma chính là 1 góc sáng sủa, cao ráo được thiết kế sát bức tường phòng khách. Đây chính là nơi mà gia chủ có thể bài trí những đồ nội thất nghệ thuật như bức tranh, Ikebana, Ikebana.
7. Amado – Cửa chớp bão
Amado chính là hệ thống cửa chớp bão mà trong những kiểu thiết kế nội thất truyền thống nhật bản hay áp dụng. Những cánh cửa này có nhiệm vụ bảo vệ ngôi nhà, căn phòng an toàn, bảo mật khi bao táp đến. Amado được tạo lên từ 2 tấm ván gỗ và kim loại.
8. Genka – Lối đi chính của căn nhà
Genka chính là lối đi chính của ngôi nhà, với những bậc tam cấp để dày dép ở bên ngoài. Genkan thiết kế khá rộng rãi đặc trưng của ngôi nhà Nhật.
9. Tatami – Thảm trải sàn truyền thống
Tatami chính là những tấm thảm trải sàn truyền thống được làm từ nguyên liệu rơm rạ. Tatami hay sử dụng trong nội thất truyền thống nhật bản thể hiện tinh thần, văn hóa truyền thống của phong tục ngồi và ngủ của người Nhật.
10. Chabudai – Bàn thấp
Chabudai chính là chiếc bàn thấp hay gối tựa lưng được dùng khi ngồi ở trên sàn. Chiếc bàn này hay được đặt trên những tấm thảm khá mềm Tatami.
11. Zabuton – Gối mỏng để ngồi
Zabuton chính là những chiếc gối khá mỏng hay được sử dụng để làm chỗ ngồi ở trên sàn Tatami. Về cơ bản thì chúng cũng giống như những chiếc ghế ngồi thông dụng.
12. Ofuro – Bồn tắm truyền thống
Ofuro – Bồn tắm truyền thống (Ảnh: Internet)Ofuro chính là mẫu bồn tắm truyền thống của Nhật Bản. Trong những ngôi nhà ở Nhật Bản trước đây thường thì không có phòng tắm. Nên mọi người hay phải đến những phòng tắm công cộng để tắm.
13. Sudare – Cửa sổ
Sudare chính là cửa sổ đã được tạo ra bởi dây và những thanh ngang được làm từ gỗ, tre hay là những vật liệu tự nhiên khác. Những cánh cửa này hay được sử dụng vào thời tiết mùa xuân và mùa hè để tạo ra những làn gió tươi mát thổi qua và ngăn được ánh sáng mặt trời chói lóa từ bên ngoài.
3. 4 nguyên tắc vì sao nội thất truyền thống Nhật Bản luôn được yêu thích
3.1. Sự giản đơn, mộc mạc
Trong thiết kế nội thất truyền thống nhật bản thì người Nhật luôn đề cao yếu tố tối giản. Họ luôn chọn sự bài trí theo cách tối giản nhất để có thể tạo ra được nhiều những khoảng không nhất cho ngôi nhà.
3.2. Đưa không gian xanh vào trong nhà
Trong thiết kế nội thất truyền thống nhật bản việc đưa không gian xanh vào trong nhà là rất quan trọng. Những ngôi nhà truyền thống hay sử dụng gỗ, rơm, tre, giấy, đá để chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Thế nên, việc xây dựng ngôi nhà ở Nhật dễ dàng, và đỡ tốn chi phí.
3.3. Sự linh hoạt và tối ưu không gian
Với những ngôi nhà mà trải thảm Tatami sẽ tạo được sự linh hoạt vô cùng ngạc nhiên. Hệ thống chiếc cửa trượt, thay cho khung cửa sổ cố định, hay những dòng tủ âm tường sẽ là những món “bảo bối”, giúp cho người Nhật sở hữu không gian sống tối ưu và linh hoạt.
3.4. Sự tối giản trong thiết kế
4. Kết luận
Trên đây là 1 số yếu tố đặc trưng cũng như là một số nguyên tắc thiết kế nội thất truyền thống nhật bản. Hy vọng, qua bài viết này bạn sẽ tìm thấy được 1 vài gợi ý cho riêng mình để sở hữu 1 không gian sống thoáng đãng, thanh nhẹ cho mình.
Đừng quên theo dõi bài viết hấp dẫn tiếp theo trên gotrangtri.vn về phong cách nội thất loft là gì bạn nhé!
Nguyễn Chiên – Tổng hợp internet
777 1
Thỏa mãn nhu cầu trang trí nhà tại NoiThatXhome.vn