(NoithatXHome.vn) Nhà thờ Phú Cam ở Huế là một trong số những công trình kiến trúc tuyệt đẹp ở thành phố Huế, với lịch sử hàng trăm năm tuổi.
Nhà thờ Phú Cam là nhà thờ chính tòa của Tổng Giáo phận Huế, được đánh giá là một trong những nhà thờ to lớn, nổi tiếng và lâu đời nhất tại Huế.
Trong bài viết hôm nay, mời độc giả cùng Portfolio khám phá nét kiến trúc độc đáo của nhà thờ Phú Cam nhé!
Tóm tắt nội dung
1. Khám phá nhà thờ Phú Cam trên mảnh đất cố đô
1.1. Lịch sử hình thành của nhà thờ Phú Cam
Lịch sử hình thành của nhà thờ Phú Cam bắt đầu từ những năm 1682, dưới thời các chúa Nguyễn với xuất phát điểm là một ngôi nhà nguyện đơn sơ do linh mục Langlois dựng nên.
Đến năm 1898, sau rất nhiều lần thay đổi về kiến trúc, địa điểm và hình thức nhà thờ Phú Cam mới được xây dựng lại bề thế theo kiến trúc cổ điển phương Tây do giám mục Eugène Marie Allys chủ trương.
Đến năm 1902 thì nhà thờ hoàn thành và ra mắt dân chúng.
Thế nhưng mọi chuyện không dừng lại ở đó, đến năm 1960, khi Giáo phận Huế được nâng lên hàng Tổng giáo phận, Ngô Đình Thục- Tổng giám mục lúc đó đã cho khởi công xây dựng lại một nhà thờ mới theo đồ án của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ vào năm 1963.
Trải qua rất nhiều biến cố lịch sử và chính trị, qua nhiều lần trì hoãn thì đến năm 2000, sau 37 năm, nhà thờ Phú Cam mới chính thức hoàn thiện cho đến ngày nay.
Nhà thờ Phủ Cam đã trải qua 3 đời Giám mục và phải sau gần 40 năm xây dựng, nhà thờ mới hoàn thành với diện mạo như hiện nay.
1.2. Kiến trúc độc đáo của nhà thờ Phú Cam
Mặt bằng xây dựng nhà thờ Phú Cam mang dạng thánh giá, đầu hướng về phía Nam đuôi hướng Bắc.
Mặc dù mang kết cấu xây dựng theo kỹ thuật hiện đại, thế nhưng kiến trúc của nhà thờ vẫn mang những ảnh hưởng và đường nét của một ngôi nhà thờ ở phương Tây với mặt bằng xây dựng theo đồ hình thánh giá và những mặt trang trí theo kiểu thức Công giáo.
Tuy nhiên, ngôi nhà thờ này được thổi vào triết lý của phong thủy phương Đông cũng là đặc trưng trong các thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Các trụ đỡ của nhà thờ được đúc sát vào tường, chạy uốn cong dần về phía trước, mềm mại.
Ở 4 góc, mỗi góc đều có ba trụ đỡ vươn dần ra, tạo thành một không gian đủ rộng ôm kín Cung thánh và bàn thờ.
Điểm nhấn ấn tượng nhất của nhà thờ Phú Cam là phần mặt tiền với hai tháp chuông vươn thẳng lên trời cao như một cuốn Kinh Thánh mở ra, nhìn từ xa vô cùng độc đáo và thú vị.
Đồng thời nó cũng mang dáng dấp của một đầu rồng đang há miệng tỏ ro sự uy nghi.
Nhà thờ Phú Cam tuy được xây dựng với vật liệu đá thô, sự cân đối trong tỷ lệ và đường nét khiến phần mặt tiền của nhà thờ Phú Cam trở nên vô cùng mềm mại và thanh thoát.
Phía trong nhà thờ được bày biện rất nhiều dãy ghế ngồi dài thẳng hàng và song song nhau, sức chứa của nhà thờ Phú Cam lên tới 2.500 người.
Với các vòm trụ đỡ hình parabol ôm trùm lên phần lòng, tạo cảm giác hiện đại nhưng vẫn gợi nhớ đến kiến trúc vòm cổ điển của các ngôi nhà thờ phương Tây.
Hai dãy cửa sổ được lắp kính màu ở hai mặt bên, giúp cho nhà thờ Phú Cam luôn tràn ngập ánh sáng.
Phần cung thánh được xây dựng giật cấp cao dần, với một nền hình tròn 3 bậc tượng trưng cho Thiên – Địa – Nhân ở chính giữa.
Còn ở phía trên có đặt bàn Thánh được tạc từ đá cẩm thạch nguyên khối do các nghệ nhân làng đá Non Nước ở Đà Nẵng chế tác.
Thánh giá với tượng Chúa khổ nạn được tạo tác từ một cây thông lấy từ khu đồi Thiên An, ở khu vực rừng núi nằm ở phía tây nam của kinh thành Huế khi xưa.
Có thể nói ở Việt Nam nói chung và ở Huế nói chung, nhà thờ Phú Cam là một trong những tuyệt tác kiến trúc Công giáo với thời gian xây dựng kỷ lục trong lịch sử xây dựng nhà thờ lên tới 40 năm.
Nhà thờ Phú Cam cũng là một trong những nét son sáng trong sự nghiệp của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ bên cạnh những công trình vô cùng nổi tiếng khác của ông như Dinh Độc Lập, Viện Nguyên tử Đà Lạt…
Nhà thờ Phú Cam với đỉnh nhà thờ vươn thẳng lên trời trông vẫn thanh thoát nhẹ nhàng, mang tính nghệ thuật và tôn giáo cao.
2. Những công trình kiến trúc độc đáo trên mảnh đất cố đô
Ngoài nhà thờ Phú Cam, trên mảnh đất cố đô còn có những công trình kiến trúc vô cùng tiêu biểu và đặc sắc, là những điểm đến nổi tiếng thu hút rất nhiều du khách tham quan mỗi năm. Mời độc giả khám phá nhé
2.1. Cầu Tràng Tiền
Nhắc đến Huế ta không chỉ nhớ ngay đến sông Hương, núi Ngự, đến chiếc nón bài thơ duyên dáng mà còn nhớ đến một cầu Tràng Tiền với niềm tự hào dâng trào, không những thế, đây còn là biểu tượng kiến trúc bất diệt của mảnh đất cố đô.
Cầu được xây dựng từ khoảng cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỷ XX với kỹ thuật xây dựng bằng thép đến từ Phương Tây. Tại thời điểm khởi công, đây là cây cầu đầu tiên có mặt ở khu vực Đông Dương với chiều dài lên đến hơn 400 mét và 6 nhịp dầm thép.
Hơn 100 năm hình thành và phát triển, cầu Tràng Tiền đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử xứ Huế.
Cây cầu lúc bấy giờ là niềm tự hào của chính quyền thực dân về kỹ thuật xây dựng tân tiến. Ngày nay, cây cầu là biểu tượng của mảnh đất Huế, là nơi không thể ghé khi đến thăm mảnh đất cố đô.
2.2. Lăng Gia Long
Lăng Gia Long còn có tên gọi khác là Thiên Thọ Lăng. Đây là là lăng mộ của Gia Long hoàng đế (1762-1820), vị vua sáng lập triều Nguyễn, là một quần thể nhiều lăng tẩm trong hoàng quyến, nay thuộc địa phận xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà.
Sự hòa quyện tuyệt vời giữa kiến trúc cổ kính xưa và thiên nhiên núi non hùng vĩ khiến cho Lăng Gia Long ngày càng thu hút du khác đến tham quan và chiêm ngưỡng.
Bao quanh lăng là cảnh sắc núi đồi thiên nhiên tạo nên một không gian tĩnh mặc mang đậm chất thơ.
3. Chùm ảnh thể hiện kiến trúc độc đáo và đa dạng tại Huế
4. Lời kết
Trên đây là những công trình kiến trúc tiêu biểu trên mảnh đất Huế, và đặc biệt nếu bạn đến Huế nhớ ghé thăm nhà thờ Phú Cam để tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc của ngôi nhà thờ này nhé.
Và cũng đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo trên gotrangtri.vn để cập nhật những công trình xây dựng độc đáo khác và ngắm những mẫu thiết kế nội thất mới nhất nhé!
Thái Sương – Tổng hợp internet
329 1
Thỏa mãn nhu cầu trang trí nhà tại NoiThatXhome.vn