(NoithatXHome.vn) Là cái nôi sản sinh với nghề múa rối nước truyền thống lâu đời.
Làng Đào Thục đã được nhiều người biết đến với nghệ thuật múa rối dân gian vô cùng độc đáo, đặc sắc của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ.
Hãy bỏ lại những lo toan cuộc sống đời thường, dành chút thời gian để ghé thăm làng múa rối nước Đào Thục cùng Portfolio ngay các bạn nhé!
Với những ai có niềm đam mê tìm hiểu về văn hóa đời sống, tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam thì chắc hẳn sẽ thấy kho tàng nghệ thuật Việt Nam vô cùng đặc sắc, phong phú. Mỗi địa phương, mỗi dân tộc lại mang những nét văn hóa đặc sắc và thú hút khác nhau.
Như bao làng nghề truyền thống khác, thì làng nghề múa rối Đào Thục là cái tên khá nổi tiếng với trò múa rối dân gian vô cùng đặc sắc giàu tính nhân văn.
Chắc chắn, đến thăm làng Đào Thục bạn sẽ phải mắt tròn, mắt dẹt với nghệ thuật múa rối nước quá độc đáo và hấp dẫn con mắt không thể tách rời đấy nhé!
Tóm tắt nội dung
1. Nghệ thuật múa rối nước có từ khi nào?
Theo sử sách ghi lại, múa rối nước Đào Thục xuất hiện từ thời Hậu Lê. Làng Đào Thục có Đào Tướng Công với tên thật là Nguyễn Đăng Vinh quê ở xã Đào Xá – Yên Phong – Bắc Ninh nay thuộc Đào Thục, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Do yêu nghệ thuật múa rối, nên ông đã dồn tâm huyết của mình để làm sao có thể truyền bá được môn nghệ thuật này đến những thế hệ sau.
Vì có công rất lớn, thế nên dân làng đã đề nghị triều đình Hậu Lê phong thần, lập bia đá vào năm 1735 thời Lê Ý Tông.
Và hàng năm, cứ vào ngày 24 tháng 2 âm lịch – Ngày giỗ của ông thì dân làng lại tổ chức dâng hương để tưởng nhớ đến công đức mà vị Tổ nghề đã gây dựng.
Tìm hiểu nghệ thuật biểu diễn múa rối nước tại Đào Thục, bạn sẽ thấy nét đặc trưng khác biệt so với nơi khác là chỉ sử dụng loại rối máy sào dây.
Và con rối lắc đều, vung vẩy được cả 2 tay, dễ dàng sang bên phải, sang bên trái rất nhịp nhàng, uyển chuyển. Đặc biệt, con rối đi vào buồn trò bằng cách quay ngược trở lại.
Với hơn 20 tích trò là những vở rối cổ, đều bắt nguồn từ công việc đồng áng của người cư dân nông nghiệp như: cầy bừa, câu cá, chăn trâu, cấy lúa...Với những trò dân gian như đánh đu, múa hát được mùa….hay sẽ được diễn lại những điển tích truyền thuyết cổ của dân tộc như Thạch Sanh đánh trăn tinh…
Mùa rối nước Đào Thục ở Thụy Lâm – Đông Anh – Hà Nội chính là nơi giữ gìn vốn văn hóa tinh hoa, độc đáo của dân Việt trong gần 300 năm qua.
Và múa rối đã trở thành 1 loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống đặc sắc của Việt Nam. Đây chính là sân khấu vô cùng đặc biệt khi sử dụng mặt nước làm sân khấu đấy nhé!
2. Những chú rối nước được làm ra như thế nào?
Người dân làng Đào Thục không chỉ hiểu rõ về nghệ thuật múa rối nước mà họ còn tạo ra những con rối ấy.
Những con rối ấy được mô phỏng 100% trong những câu chuyện cổ tích, hay những bộ âu phục thời xưa. Người nông dân thì đóng khố, người lính thì đội nón, người phụ nữ thì mặc áo mớ ba mớ bảy…
Những chú rối được làm từ gỗ sung qua đôi tay khéo léo, chỉn chu của nghệ nhân.
Từ khúc gỗ vô tri, vô giác chúng chúng được thổi hồn tạo lên những dáng hình thân thuộc với người Việt Nam. Chẳng hạn như hình chú Tễu, ông Ba Khí. Chiều cao của những nhân vật rối gỗ là từ 30 – 40 cm.
Con rối nước thường được tạo bằng những khôn mặt tươi tắn, ngộ nghĩnh, hài hước, hóm hỉnh và mang tính tượng trưng cao. Vì thế múa rối nước Đào Thục có sự linh hoạt riêng, cuốn hút người xem là vì thế.
Chính sự tài hoa, óc thẩm mỹ mà người nghệ nhân đã tưởng tượng và tạo nên những chú rối sinh động, thu hút, mang thần thái đến cho người thưởng thức.
3. Giá trị văn hóa từ múa rối nước
Có thể nói, múa rối nước đã được ra đời từ nên văn hóa lúa nước của Việt Nam, mang đậm bản sắc của nền nông nghiệp, trồng lúa nước.
Thế nên có thể khẳng định rằng nghệ thuật múa rối nói chung và múa rối Đào Thục nói riêng chính là giá trị văn hóa cội nguồn của người Việt.
Những con rối dường như là thứ thiết yếu tuy nhiên nếu không có nước thì sẽ không trở thành một môn nghệ thuật độc đáo được. Dùng nước làm sân khấu quả là một sự khác biệt, độc đáo của nghệ thuật múa rối.
Và có thể nói, múa rối chính là sân khấu cuộc đời với những hình ảnh quen thuộc của người dân Việt như cây đa, bến nước hay những câu chuyện, công việc hàng ngày nhà nông…
Chính sân khấu đời thực đấy đã tái hiện lại bức tranh đồng quê muôn màu của cuộc sống bình dị, giản đơn tại những làng quê Việt. Và đó cũng chính là những đề tài bất tận cho những loại hình sân khấu múa rối nước độc đáo.
4. Thổi hồn nghệ thuật múa rối nước
Phường rối nước Đào Thục hiện nay có hơn 30 nghệ nhân. Người già nhất đã hơn 70 tuổi, người trẻ nhất thì vẫn đang học phổ thông.
Trong đó, có khoảng hơn 20 nghệ nhân tham gia biểu diễn thường xuyên. Và lịch diễn của làng Đào Thục rất đều đặn, hầu như ngày nào cũng có ít nhất 1 diễn xuất.
Và đặc biệt, mùng 2 tết âm lịch là phường múa rối nước Đào Thục lại bận rộn hơn với những lịch diễn dày đặc để phục vụ bà con hay du khách gần xa. Đây như là 1 động lực để thúc đẩy và thu hút nhiều thế hệ trẻ thanh niên trong làng theo nghề, gắn bó với nghề cha ông.
Biểu diễn hơn 20 tích trò nổi tiếng như: “Dệt cửi”, “Lên võng xuống nước”, “Phùng đánh hổ”….đều thể hiện được cuộc sống giản dị của người dân Việt Nam từ bao đời nay.
Qua những lắt cắt, những mảnh ghép đầy sắc màu của những mẩu chuyện chú Tễu, người nông dân…mà thế hệ sau này đã hiểu hơn về nét đẹp văn hóa Việt xưa qua nếp sống, sinh hoạt cũng như giá trị nhân văn truyền thống bao đời nay.
Dưới bàn tay tinh anh, những con rối vô tri, vô giác kia đã trở nên sống động, hoạt ngôn hơn với sự nhiệt huyết, khéo léo của nghệ nhân làng Đào Thục. Những câu chuyện riêng đã được kể ra một cách xuất sắc thông qua nghệ thuật múa rối nước.
Và đó cũng là nơi mà người dân Việt xưa gửi gắm những tình cảm, tâm tư, ước vọng vào trong môn nghệ thuật múa rối nước này.
Và để có thêm những trải nghiệm tuyệt vời hơn về môn nghệ thuật múa rối nước, hiểu được những giá trị truyền thống tốt đẹp cũng như nét văn hóa độc đáo.
Hãy về làng múa rối nước Đào Thục để thưởng thức trọn vẹn những vở múa rối cực hay với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau các bạn nhé!
Hãy tiếp tục theo dõi chuyên trang gotrangtri.vn để cập nhật thêm nhiều chủ đề hấp dẫn khác trong cuộc sống và cả kinh nghiệm thiết kế nội thất nhà đẹp nữa nhé!
Nguyễn Chiên – Tổng hợp internet
474 1
Thỏa mãn nhu cầu trang trí nhà tại NoiThatXhome.vn