(NoithatXHome.vn) Hải Phòng là một tỉnh có sự giao thoa giữa những yếu tố văn hóa nông nghiệp đồng bằng với văn hóa cư dân ven biển. Nơi đây có lịch sử văn hóa lâu đời, đa dạng và vô cùng đặc sắc.
Trong đó, không thể không kể đến lễ hội chọi trâu – lễ hội truyền thống của người dân miền biển Đồ Sơn.
Ngay bây giờ, hãy cùng Portfolio khám phá lễ hội chọi trâu Đồ Sơn trong bài viết dưới đây nhé!
1. Lịch sử lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
Lễ hội chọi trâu còn gọi là đấu ngưu, là một tập tục cổ, có từ xa xưa, một lễ hội truyền thống của người dân vạn chài tại vùng biển Đồ Sơn, diễn ra vào ngày 9 tháng 8 Âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội trang trọng được người dân dù ở đâu cũng nhớ về.
Lịch sử lễ hội chọi trâu gắn với huyền thoại về một cô thôn nữ xinh đẹp tên là Đế, do có thai với vua Thủy Tề, bị dân làng phạt vạ, quan lại địa phương mang cô ra biển dìm chết. Cô gái oan ức, hiển linh, người dân lập đền thờ gọi là Bà Đế.
Từ đó, ở nơi bà chết, tôm cá kéo về mang mùa bội thu cho dân làng. Hàng năm, người dân đều tổ chức lễ hội chọi trâu, chọn những con trâu thắng ra biển tế lễ bà.
Cũng ở nơi đây, cộng đồng dân cư Đồ Sơn còn lưu truyền sự tích về người hùng áo vải, Quận He Nguyễn Hữu Cầu người làng Lôi Động xã Tân An, huyện Thanh Hà, vì cuộc sống ấm no của người dân vạn chài đã phất cờ chống lại phong kiến thối nát tàn bạo thời kỳ 1741 – 1751.
Tưởng nhớ công đức Người, hàng năm nhân dân Đồ Sơn mở hội chọi Trâu, múa cờ.
- Lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung huyền thoại về một tình yêu bất tử
- Lễ hội Trấn Vũ – gắn liền với nghi thức kéo co ngồi độc đáo
- Lễ hội cầu an bản mường của người dân tộc Thái vùng Tây Bắc
Tóm lại, lễ hội chọi trâu có từ rất lâu đời và duy trì cho tới ngày nay, là lễ hội truyền thống đặc sắc mang đậm nét văn hóa của người dân làng chài Đồ Sơn, hàng năm thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm.
2. Diễn biến lễ hội chọi trâu Đồ Sơn truyền thống
Lễ hội chọi trâu có hai phần, phần lễ và phần hội đan xen. Từ ngày mùng một đầu tháng, các vị cao niên các làng có trâu chọi làm lễ tế thần Điểm Tước ở đình Tổng.
Sau đó là lễ rước nước, gắn với tục tế Thuỷ Thần. Lọ nước thần mỗi năm thay một lần được từng làng mang về đình riêng.
Sáng ngày chính hội, 9/8 âm lịch, khoảng 1 giờ sáng, chủ tế làm lễ xin phép Thành Hoàng đưa trâu đi thi đấu.
Khoảng 6 – 7 giờ sáng, tổ chức lễ rước “ông trâu” ra đấu trường. Lễ rước trâu rộn rã trong tiếng nhạc bát âm, cờ bay phất phới kèm theo tiếng cổ động của dân cư trong vùng..
Tiếp theo là nghi thức múa cờ khai hội được 24 tráng niên của làng chia thành hai hàng trình diễn vừa uyển chuyển, vừa mạnh mẽ, màu sắc thay đổi linh hoạt và huyền ảo trong những âm thanh của trống; tái hiện lễ ra quân của Nguyễn Hữu Cầu; thể hiện ước nguyện cầu mong Thần Gió phù hộ cho thuyền bè cưỡi sóng vượt ra ngoài biển khơi.
Múa cờ vừa dứt, từ hai phía hai “ông trâu” được dẫn vào, có người che lọng và múa cờ hai bên.
Khi hai “ông trâu” cách nhau 20 m, người dắt nhanh chóng rút “sẹo” cho trâu rồi khẩn trương thoát ra ngoài sới chọi. Hai “ông trâu” lao vào chọi nhau giành thắng bại.
“Ông trâu” thắng cuộc được làm lễ rước trở về. Sáng ngày 10 tháng 8, toàn bộ ông trâu tham gia lễ hội được đem giết thịt làm lễ vật tế thần ở đình, có kèm theo một đĩa đựng tiết và lông trâu. Vào ngày 16 tháng 8, làng tiến hành nghi thức “tống thần” và kết thúc.
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn với nhiều lễ nghi trang trọng và phần hội sôi động là nét văn hóa truyền thống của người dân làng chài với tín ngưỡng tâm linh cao đẹp và niềm hy vọng trong sáng. Bức tranh muôn màu lễ hội như một lời nhắc nhở để các thế hệ sau giữ gìn và phát huy.
Đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia lễ hội chọi trâu Đồ Sơn để có những cảm nhận thực tế nhé.
Và hãy tiếp tục theo dõi chuyên trang gotrangtri.vn để cập nhật những thông tin bổ ích về văn hóa, mỹ nghệ truyền thống, cũng như thiết kế nội thất nhà đẹp bạn nhé!
666 3
Thỏa mãn nhu cầu trang trí nhà tại NoiThatXhome.vn