(NoithatXHome.vn) Lăng Thiệu Trị có tên gọi khác là Xương Lăng.
Đây chính là nơi chôn cất của vị vua Thiệu Trị. Lăng Thiệu Trị chính là 1 di tích thuộc quần thể di tích cố đô Huế và đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào 11/12/1993.
Lăng Thiệu Trị là lăng tẩm duy nhất khi quay mặt về hướng Tây Bắc. Đây là 1 hướng ít khi được dùng trong kiến trúc cung điện, lăng tẩm của triều đình nhà Nguyễn.
Hôm nay, hãy cùng chuyên trang Portfolio bắt đầu hành trình khám phá vẻ đẹp của lăng tẩm xứ Huế này nhé!
Tóm tắt nội dung
1. Tìm hiểu về lăng Thiệu Trị
1.1. Đôi nét về vua Thiệu Trị
Vua Thiệu Trị chính là con trai đầu của vua Minh Mạng.
Ông lên ngôi vưa khi bước sang giữa tuổi 34 và trị vì đất nước được 7 năm (1841-1847) thì qua đời.
Lúc sinh thời, vua Thiệu Trị chưa lo nghĩ đến cái chết của mình. Phần do không muốn binh dân hao tốn nhiều công sức, sức lực của cải để xây lăng Thiệu Trị.
Thế nên, khi gần đất xa trời, lúc này vị vua mới trăn trối cho con trai kế vị của mình là vua Tự Đức về việc xây lăng vua.
1.2. Vị trí lăng Thiệu Trị
Lăng Thiệu Trí có tọa lạc nằm dựa lưng ở núi Thuận Đạo, thuộc làng Cư Chánh, Thủy Bằng, Hương Thủy, cách khoảng 8km về phía kinh thành Huế. So với những lăng tẩm của triều đình nhà Nguyễn thì lăng Thiệu Trị lại sở hữu nét đẹp kiến trúc đặc sắc, riêng biệt.
1.3. Quá trình xây lăng Thiệu Trị
Vào ngày 11/02/184, lăng vua Thiệu Trị bắt đầu được khởi công để xây dựng lăng. Trong quá trình thi công, xây cất lăng mộ Thiệu Trị diễn ra rất chóng vánh, gấp rút. Chỉ sau vỏn vẹn 3 tháng, công trình lăng tẩm đã được hoàn thành.
Ngày 14/06/1848 vua Tự Đức thân hành lên Xương Lăng để kiểm tra lần cuối cùng. Và 10 ngày sau, thi hài của vua Thiệu Trị đã được mai táng ở trong lăng.
1.4. Quá trình trùng tu lăng Thiệu Trị
Lăng Thiệu Trị hiện nay đã bị xuống cấp khá trầm trọng. Thế nên, để bảo tồn những giá trị văn hóa thời xưa công tác trùng tu diễn ra tại 3 khu vực chính gồm:
- Khu vực lăng: sẽ tu bổ và phục hồi những hạng mục công trình hồ Nhuận Trạch, hồ Ngưng Thủy, Bình Phong tiền án, hồ điện, sân chầu, Nghi môn, Hồng Trạch môn, Hữu phối điện, Tả phối điện, điện Biểu Đức, Hữu Tùng viện…
- Khu vực tẩm: sẽ được trùng tu phục hồi bình phong tiền án, hồ điện, sân khấu, Nghi Môn, Hồng Trạch môn, Hữu phối điện, Tả phối điện, điện Biểu Đức, Hữu Tùng viện…
- Khu vực lăng Bà: trùng tu nhiều công trình kiến trúc khác.
1.5. Giá trị di tích lăng Thiệu Trị
Lăng vua Thiệu Trị được đặt ngay cạnh với lăng mộ của họ tộc, chếch về phía trước lăng là lăng Hiếu Đông của bà Hồ Thị Hoa là mẹ của vua. Chếch sang phía trái là Xương Thọ Lăng của bà Từ Dụ là vợ vua.
Và phía trước chính là khu mộ “tảo thương” – Nơi bao gồm nhiều ngôi mộ của những ông hoàng, bà chúa nhỏ bé, con của vua Thiệu Trị.
2. Tổng quan kiến trúc lăng Thiệu Trị
Về tổng quan kiến trúc, lăng vua Thiệu Trị bao gồm 2 phần chính đó là: lăng và tẩm
2.1. Trục Lăng
Phần Trục lăng, tính từ bên ngoài vào, là những công trình nổi bật gồm : Hồ Nhuận Trạch – Bức Bình phong – Nghi Môn – Sân chầu – Bi đình – Lầu Đức Hinh – Trụ biểu – Cầu Đông Hòa, cầu Chánh Trung, cầu Tây Định – Bửu thành (nơi đặt thi hài nhà vua).
Lăng thì có tọa lạc ở bên phải trước là hồ Nhuận Trạch thông với hồ Điện. Sau hồ Nhuận Trạch là bình phong rồi đến Nghi Môn đúc bằng đồng với hình dáng thế rồng vờn mây.
Bi Đình hay còn gọi là Phương Đình và Lầu Ðức Hinh có tọa lạc trên quả đồi cong như dạng rùa mai bao phủ toàn hoa lá xanh tươi.
Ngày 19-11-1848, vua Tự Đức đã chính thức cho dựng tấm bia tại Bi Đình, và ông khắc lên tấm bia đó là bản “Thánh đức thần công”, gồm 2.500 chữ.
Đây như là sự tri ân mà Tự Ðức muốn dành cho vua cha của mình.
Trải mình qua Ngưng Thuý hồ chính là 3 cây cầu: mà ở giữa là cầu Chánh Trung, bên phải là cầu Ðông Hoà và bên trái là cây cầu Tây Ðình.
Qua hồ thì sẽ đến tam cấp rồi Bửu Thành. Nơi đây chính là nơi mà thi hài của vua Thiệu Trị được cất đặt.
2.2. Trục Tẩm
Trục tẩm trong lăng Thiệu Trị gồm những công trình sau kiến trúc sau: Bình phong – Hồ Điện – Sân chầu – Hồng Trạch Môn – Tả, Hữu Phối viện – Điện Biểu Đức – Tả, Hữu Tùng viện.
Hồ Điện là hồ được trồng khá nhiều hoa sen đẹp. Đối với khu tẩm điện thì được xây riêng hoàn toàn, cách lầu Đức Hinh 100m về phía tả.
Do yếu tố địa lý không cho phép thiết kế Xương Lăng thành 1 trục. Nghi Môn lại được dựng bằng đá cẩm thạch. Qua Nghi Môn sẽ bước lên 3 bậc tam cấp qua Hồng Trạch Môn là đến điện Bửu Ðức.
Ngoài ra, những công trình kiến trúc bổ trợ cho lăng Thiệu Trị không thể không nhắc đến như Tả Hữu Phối điện (trước), Tả và Hữu tùng viện (sau) được quây quần xung quanh điện Bửu Ðức đã làm cho không gian chính điện thêm tôn nghiêm, lộng lẫy.
Tả hữu tùng viện có tọa lạc ở cuối khu vực tẩm. Đây chính là nơi ăn ở dành cho người hầu, gia nhân, hay những bà phi trông coi và lo việc cúng bái trong lăng Thiệu Trị.
2.3. Cụm lăng gia quyến của Vua Thiệu Trị
Điều khác biệt đó là trong khu vực lăng Thiệu Trị còn có 3 ngôi lăng mộ khác thuộc hoàng quyến:
- Nằm chếch về phía trước gần như đối diện chính là Lăng Hiếu Đông là mẹ vua – bà Hồ Thị Hoa
- Gần phía sau của khu vực tẩm thuộc về bên trái là Lăng Xương Thọ vợ của vua Thiệu Trị là bà Từ Dụ
- Phía trước bên trái chính là khu lăng “Tảo thương”. Đây chính là những ngôi mộ của các con vua Thiệu Trị bị chết yểu khi còn nhỏ.
3. Chùm ảnh bao quát kiến trúc lăng Thiệu Trị
Xét về kiến trúc lăng tẩm của nhà Nguyễn thì lăng Thiệu Trị có nhiều nét tương đồng về kiến trúc so với lăng Minh Mạng hay lăng Gia Long. Tuy nhiên, lăng Thiệu Trị vẫn ẩn chứa nét đẹp riêng biệt qua chùm ảnh dưới đây.
4. Lời kết
Lăng Thiệu Trị ẩn mình trong vẻ đẹp kiến trúc giản đơn nhưng lại gần gũi, trầm mặc nhưng lại mang cốt cách riêng giữa đồi núi bao trọn vẻ đẹp xanh tươi của cây cối và cánh đống lúa trải đều miên man từ bờ sông Hương với cầu Lim.
Chính điều đó đã tôn lên vẻ đẹp kiến trúc cổ xưa, kỳ vĩ với cảnh quan thanh thoát, yên bình.
Đừng quên đồng hành cùng gotrangtri.vn để được cập nhật thêm nhiều bài viết hay về văn hóa – nghệ thuật, kiến trúc độc đáo, điểm đến thú vị cũng như xu hướng thiết kế nội thất cao cấp nhất hiện nay bạn nhé!
Nguyễn Chiên – Tổng hợp internet
205 1
Thỏa mãn nhu cầu trang trí nhà tại NoiThatXhome.vn