(NoithatXHome.vn) Làng nghề tiện gỗ Nhị Khê vốn là mảnh đất lịch sử, sinh ra những con người tài giỏi: Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Lương Văn Can, Nguyễn Văn Cừ,… Nơi đây cũng chính là làng nghề tiện gỗ lâu năm nhất của nước ta, nổi tiếng với thương hiệu sản phẩm gỗ chất lượng.
Hôm nay, hãy cùng chuyên trang Portfolio khám phá làng nghề tiện gỗ Nhị Khê (Hà Nội) ntrong bài viết dưới đây bạn nhé!
Tóm tắt nội dung
1. Tìm hiểu nguồn gốc tên gọi làng nghề tiện gỗ Nhị Khê
Cách Hà Nội khoảng 20km về phía Nam, ở huyện Thường Tín có làng nghề tiện gỗ Nhị Khê (trước thuộc tỉnh Hà Tây, nay thuộc Hà Nội), tên Nôm là làng Dũi, nổi tiếng với nghề tiện gỗ nên dân gian thường gọi là làng Dũi Tiện.
Theo ghi chép trong những cuốn gia phả của các dòng họ sinh sống lâu năm tại địa phương thì xưa kia vùng đất này có tên là Trại Ổi (hay Ngọc Ổi).
Tương truyền đây là vùng đất đẹp, phong cảnh trữ tình. Thế nên vào thời Lý, ngự trên thuyền rồng xuôi theo dòng Tô Lịch về phía nam kinh thành nhà vua thường du ngoạn thăm thú cảnh vật thấy nơi đây đất đai trù phú, cây cối đôi bên bờ sông hoa nở rực rỡ, nên đã đặt tên vùng này là Nhụy Khê (nghĩa là suối hoa).
Từ xa xưa, làng nghề tiện gỗ Nhị Khê đã được xem là vùng đất địa linh sinh nhân kiệt, đã sản sinh, nuôi dưỡng tâm hồn nhiều danh nhân văn hóa.
Trong đó, điển hình là gia tộc Nguyễn Phi Khanh. Nguyễn Phi Khanh- thân phụ của Nguyễn Trãi, sau khi thi đỗ thái học sinh (tiến sĩ), ông về quê ở Nhị Khê, mở trường dạy học tại khu vực ao Huê trại Ổi.
Yêu quý mảnh đất quê hương, Nguyễn Phi Khanh đã lấy tên quê hương làm tên hiệu của mình là Nhị Khê.
- Làng nghề truyền thống Việt Nam – Nét đẹp tinh hoa qua từng sản phẩm
- Làng nghề chiếu Hới – cái nôi nghề dệt chiếu truyền thống Việt Nam
Yêu mến đức độ và tài năng của ông, vào thế kỷ 14, dân làng đã lấy tên hiệu của ông làm tên làng Nhị Khê. Từ đây, tên gọi Nhị Khê gắn liền với vùng đất giàu có về thiên nhiên, nhân lực và tình cảm này.
2. Tìm hiểu truyền thống lịch sử của làng Nhị Khê
Trong toàn bộ quá trình phát triển, theo thời gian, người dân làng nghề tiện gỗ Nhị Khê đã dày công tạo dựng quê hương, đã xây cất nên những di tích như: Quán Rồng, Quán Phượng, cầu Vân, đình Ba Chạ, chùa Thông…
Đặc biệt, mỗi cái tên ấy đều gắn bó với một sự tích lịch sử.
Như Quán Rồng, tương truyền trong ngày khánh thành Trùng tu đình làng Nhị Khê, nhà vua có về dự lễ, thuyền dừng lại ở con sông nhỏ, ăn thông ra sông Tô Lịch.
Để ghi dấu nơi nhà vua dừng thuyền, các bô lão trong làng đã cho xây quán và mang tên Quán Rồng; còn có quán Phượng là nơi nghỉ của các quan văn võ, cung phi đi theo hộ giá nhà vua.
Hay khu văn bia được xây dựng ở đầu phía đông cầu Vân bắc qua sông Tô Lịch, trên cánh đồng bãi sếu giữa Nhị Khê và Trung Thôn, trên khoảng đất rộng chừng hai sào Bắc bộ (720m) gồm Khu văn chỉ thờ Khổng Tử, vừa là nơi tế lễ hàng năm các bậc chí tôn trong đạo Nho.
Làng nghề tiện gỗ Nhị Khê cũng có nhiều nhà từ đường thờ những người có danh tiếng, có công với làng với nước như: miếu thờ và văn bia họ Nguyễn; từ đường họ Dương, thờ tổ họ và Dương Công Độ, Dương Bá Cung; từ đường họ Nguyễn Trung thờ Nguyễn Trung Mạch, Nguyễn Trung Lương; từ đường họ Lương thờ tổ họ và Lương Văn Can.
Tóm lại, làng nghề tiện gỗ Nhị Khê là nơi sản sinh ra những vì sao tinh tú của dân tộc, có một bề dày văn hóa lịch sử cao đẹp, rất đáng tự hào.
3. Câu chuyện về ông Tổ làng nghề tiện gỗ Nhị Khê
Mỗi làng nghề truyền thống thường gắn với một truyền thuyết, câu chuyện về nguồn gốc nghề.
Làng nghề tiện gỗ Nhị Khê từ xưa đến nay vẫn lưu truyền câu chuyện về ông Tổ nghề tiện, họ vẫn thường kể với con cháu và khách quan câu chuyện đó.
“Xưa kia, có một cụ già đi qua vùng này, không ai rõ tên tuổi, quê quán, sẵn đem nghề tiện gỗ tròn truyền dạy cho dân bên hữu ngạn sông Tô Lịch là Khánh Vân, Hoàng Xã, Đỗ Hà…
Biết chuyện hay, dân làng Dũi ở tả ngạn sông Tô Lịch xin cụ già theo học. Số người làng Dũi học khá nhanh và đông. Cảm lòng trò, cụ sang ở hẳn bên này sông dạy cho cả làng Dũi.”
Người dân làng nghề tiện gỗ Nhị Khê rất tôn trọng tổ nghề. Nhà thờ ông tổ nghề tiện ở Nhị Khê còn lưu giữ các bức đại tự, các bức hoành phi sơn son thếp vàng với nội dung giáo dục sâu sắc, như bức hoành phi với ba chữ Hán “Viên nhi thần” (ông thần dùng bàn xoay để tiện), bức hoành phi với ba chữ “Hữu Khai tiên” (có công mở mang nghề nghiệp) và bức hoành lớn với bốn đại tự “Viên cơ thiết pháp” (phép tiện của máy tròn).
Việc tín ngưỡng ở làng Nhị Khê có nét đặc trưng riêng: Ngày Tết, dân làng đi lễ trước tiên là lên đình, thứ đến nhà thờ tổ nghề, rối mới đi chúc Tết nhau.
Và trong hành trang về quê giỗ tổ, người làng Nhị Khê đều đem theo hai thứ thiết yếu đặt lên bàn thờ đó là: lễ phẩm hương hoa và bó dụng cụ của nghề tiện như quét, cán, khoan để nhờ chủ lò rèn ở làng tôi, đánh lại (với ý nghĩa lấy lấy phước của quê hương và ông tổ nghề).
4. Khám phá làng nghề tiện gỗ Nhị Khê và nghề tiện gỗ truyền thống
Nghề tiện gỗ xuất hiện ở Nhị Khê khoảng hơn 300 năm. Ở đây, hầu như cả làng ai cũng biết làm nghề tiện, ai cũng tự hào và thuộc lòng câu ca dao “Dũi tiện có cây bồ đề, Có sông Tô Lịch, có nghề tiện mâm”
Bằng sự sáng tạo và bí quyết cổ truyền, những thợ làng nghề tiện gỗ Nhị Khê có thể sản xuất hơn 200 loại mặt hàng khác nhau.
Từ những mặt hàng truyền thống như mâm gỗ, ống hương, ấm ủ nước, thoi dệt, lõi chỉ, bàn trà đẹp, chân ghế, chấn song cửa, chân bàn ăn gỗ … đến những chiếc chiếu gỗ, đệm ghế ô tô, mành cửa, chuỗi hạt trang trí … được tiện từ gỗ, rất tinh xảo.
Đúng như câu ca được truyền tụng “Nhị Khê thợ tiện làm nên đủ đồ”
Về công cụ sản xuất, lúc trước nghệ nhân làng Nhị Khê thường sử dụng chiếc máy tiện trước đây còn thô sơ, đạp bằng chân với hai cây tre nhịp nhàng lên xuống, bánh xe quay bằng gỗ, dây quay bằng thừng hay dây da, quay đi quay lại hai chiều, không có ổ bi.
Ngày nay cỗ máy tiện của làng nghề tiện gỗ Nhị Khê được cải tiến, chạy bằng mô tô điện kĩ thuật nâng cao, sản phẩm càng dồi dào.
Hiện nay, người thợ Nhị Khê, ngoài sản xuất hàng tiện bằng gỗ, còn làm các mặt hàng bằng sừng trâu bò, ngà voi, ốc trai; nhiều sản phẩm quý hiếm được xuất khẩu.
Có thể khẳng định, ở làng nghề tiện gỗ Nhị Khê, nghề tiện không chỉ đơn thuần là một nghề mưu sinh, những sản phẩm tiện gỗ tinh xảo của người thợ Nhị Khê đã góp phần làm nên nét tài hoa, khéo léo, nét đẹp văn hóa của quê hương Thường Tín, của mảnh đất Thăng Long – Hà Nội.
Hy vọng bài viết trên giúp Quý độc giả hiểu rõ thêm về một làng nghề văn hóa, thủ công mỹ nghệ của dân tộc. Hãy tiếp tục theo dõi chuyên trang NoithatXHome.vn để cập nhật thêm nhiều chủ đề hấp dẫn khác trong cuộc sống và cả kinh nghiệm thiết kế nội thất nhà đẹp nữa nhé!
Thu Hà – Tổng hợp nguồn Internet
1.389 2
Thỏa mãn nhu cầu trang trí nhà tại NoiThatXhome.vn