(NoithatXHome.vn) Từ xa xưa, người dân Việt Nam đã bắt đầu phát triển nghề đan lát bằng mây tre, tạo ra các món đồ gia dụng quen thuộc cho đến sản phẩm mỹ nghệ cao cấp.
Nói đến nghề này, không thể không nhắc đến làng nghề đan lát Bao La ở Huế.
Vậy làng nghề đó mang trong mình nét đặc sắc truyền thống như thế nào?
Hãy cùng Portfolio tìm hiểu tinh hoa làng nghề đan lát Bao La ngay bây giờ nhé!
1. Làng nghề đan lát Bao La – lịch sử phát triển hàng trăm năm
Cách thành phố Huế 15km về phía Bắc, đoạn trung lưu bờ Bắc con sông Bồ, làng Bao La thuộc xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền là một làng nghề đan lát truyền thống nổi tiếng.
Làng nghề đan lát ở đây được hình thành từ xa xưa và đến thời chúa Nguyễn đã thành lập thêm một làng Bao La mới, nay thuộc thôn Thủy Lập, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền cạnh bờ Nam phá Tam Giang.
Cả hai làng này đều có chung một nghề thủ công là đan lát. Các sản phẩm làng tạo ra: rổ, rá, dần, sàng, nong phơi, chõng tre, nôi trẻ em, giường ngủ đẹp…đều làm từ vật liệu mây và tre.
Ban đầu, người dân nơi đây làm nghề này nhằm tận dụng thời gian nông nhàn để tạo ra những vật dụng trong gia đình.
Mọi người trong làng từ già đến trẻ đều có thể tham gia các khâu cơ bản để hoàn thành sản phẩm đan lát như chẻ tre, vót (chuốt), đan, lát, nạp, lận, nứt… Dần dần các sản phẩm này được nhiều nơi ưa chuộng nên từ đó hình thành nhu cầu mua bán trên thị trường và chuyên biệt hóa trong sản xuất.
- Làng nghề đúc đồng Ngũ Xã gia truyền với tuổi đời gần 500 năm
- Rực rỡ sắc màu tại làng nghề hoa giấy Thanh Tiên 400 năm ở Huế.
- Cùng đến thăm làng nghề bánh pía Vũng Thơm của tỉnh Sóc Trăng.
Điểm đặc biệt trong ở làng Bao La là tổ chức sản xuất phân chia theo từng xóm.
Mỗi xóm sản xuất một loại sản phẩm khác nhau: Xóm Chợ chuyên sản xuất giần, sàng; Xóm Đông chuyên sản xuất thúng, mủng; Xóm Chùa chuyên sản xuất rá; Xóm Đình và Xóm Hóp chuyên sản xuất rổ; Xóm Cầu chuyên sản xuất nong, nia.
2. Sự thích ứng của làng nghề đan lát Bao La trong thời đại mới
Chất lượng đời sống của người dân tăng cao, nhu cầu cũng theo đó mà vượt hơn trước rất nhiều, thị hiếu của khách hàng không chỉ là những sản phẩm mây tre đan gia dụng mà còn đòi hỏi về tính thẩm mỹ, hay là kết hợp cả hai.
Hơn nữa, mây tre đan Bao La luôn phải cạnh tranh với những dòng sản phẩm mới mẻ trên thị trường.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, làng nghề luôn chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan. Điều đó đòi hỏi làng nghề luôn thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh mới nếu không muốn bị mai một và đi đến thất truyền.
Sản xuất theo hộ gia đình thì nghề trong làng đã bước đầu chuyên môn hóa từng công đoạn cho các nhóm gia đình, thành viên trong quá trình sản xuất.
Ngày nay, cùng với sự ra đời của Hợp tác xã mây tre đan Bao La, theo định hướng khôi phục ngành nghề truyền thống, các cấp chính quyền địa phương đã tổ chức cho người dân các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật đan lát sản phẩm mới, đáp ứng thị hiếu xã hội như giỏ đơm hoa, lẵng trang trí, các loại giá treo đèn trang trí,…
Làng nghề đan lát Bao La là một trong những làng nghề truyền thống có giá trị của dân tộc.
Người dân làng nghề đan lát Bao La đang nỗ lực hết mình và không ngừng cải tiến kỹ thuật mới để cung cấp cho thị trường những sản phẩm thủ công chất lượng cao, tinh xảo hơn và để đưa làng nghề tiếp tục phát triển.
Chuyên trang gotrangtri.vn sẽ tiếp tục gửi đến Quý độc giả những bài viết thú vị về văn hóa, thủ công mỹ nghệ truyền thống của dân tộc, cũng như cập nhật những xu hướng thiết kế nội thất mới nhất. Đừng bỏ lỡ bất cứ bài viết nào nhé!
558 1
Thỏa mãn nhu cầu trang trí nhà tại NoiThatXhome.vn