Khám phá những lễ hội truyền thống của người Tày tại Bắc Kạn

(Gotrangtri.vn) Là một trong những cộng đồng dân tộc thiểu số đông nhất tại Việt Nam, người Tày có nhiều nét văn hóa, phong tục tập quán độc đáo được lưu giữ và truyền lại đến ngày nay. Hãy [...]

(NoithatXHome.vn) Là một trong những cộng đồng dân tộc thiểu số đông nhất tại Việt Nam, người Tày có nhiều nét văn hóa, phong tục tập quán độc đáo được lưu giữ và truyền lại đến ngày nay.

Hãy cùng Portfolio tìm hiểu xem, người Tày tại Bắc Kạn có những lễ hội truyền thống nào nổi bật trong năm không nhé!

1. Lễ hội truyền thống của người Tày tại Bắc Kạn: Lễ hội Lồng Tồng

Lễ hội Lồng Tồng (hay còn gọi là lễ hội Xuống đồng) là một trong những lễ hội truyền thống của người Tày, được lưu truyền từ đời này qua đời khác.

Hằng năm, người Tày tổ chức lễ hội này trong 3 ngày, từ ngày mồng 9 đến hết ngày 11 tháng giêng với mong muốn cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt bội thu, đời sống no đủ, sức khỏe bình an.

Trước ngày diễn ra lễ hội, các gia đình trong bản đều phải quét dọn nhà cửa, đường sá đi lại sạch sẽ, chuẩn bị lương thực, đồ ăn để tiếp đón khách.

Vào ngày lễ Lồng Tồng, mỗi gia đình đều chuẩn bị một mâm cỗ trưng bày ở ngoài đồng của bản, lễ vật trên mâm tùy theo khả năng của mỗi nhà.

Tuy nhiên, người Tày cũng cho rằng đây là dịp phô bày sự khéo léo của người phụ nữ trong việc nội trợ, nấu nướng nên trên các mâm lễ, ngoài các món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh dày, chè lam, bánh bỏng… còn có một chiếc bánh hình bông hoa nhiều màu sắc.

Đặc biệt, trên mỗi mâm cỗ còn có thêm hai đôi quả còn được làm bằng vải màu, bên trong nhồi cát và bông, có tua rua nhiều màu sắc sặc sỡ.

Địa điểm tổ chức lễ hội Lồng Tồng là những ô ruộng to nhất, tốt nhất của người dân trong bản, ở giữa người ta dựng một cây mai cao từ 20–30 cm làm cột.

Trên đỉnh cột có uốn một vòng tròn đường kính 50 – 60 cm dán giấy hai bên, đề chữ Nhật – Nguyệt tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời để phục vụ cho hội tung còn.

Nếu ở lễ hội nào không có ai tung còn trúng vòng tròn thì dân bản không vui, vì theo quan niệm của họ, phải có người tung còn trúng vòng tròn làm rách giấy thì năm đó làm ăn mới thuận lợi, mưa thuận gió hòa. Trong trò chơi này, nam nữ thanh niên còn thi tung còn cho nhau.

Ngoài ra, trong lễ hội Lồng Tồng của người Tày còn diễn ra các hoạt động khác như: rước cờ, múa sư tử, hát then, đi cà kheo, đẩy gậy, múa rối, chọi gà, kéo co……

2. Lễ hội truyền thống của người Tày tại Bắc Kạn: Lễ hội Rước Đất Rước Nước

Lễ hội rước Đất rước Nước là một lễ hội truyền thống của người Tày diễn ra vào ngày rằm tháng giêng hằng năm để cầu xin Mẹ Đất, Mẹ Nước phù hộ cho đất luôn màu mỡ, cầu cho nguồn nước không bao giờ cạn, giúp dân bản có cuộc sống no đủ quanh năm.

Cũng giống như lễ hội Lồng Tồng, người Tày chọn một cánh đồng rộng trong bản làm nơi tổ chức lễ hội rước Đất rước Nước.

Ngay từ sáng sớm, dân làng đã cử một đoàn người gồm: thầy cúng, đội trống, chiêng, khèn và những người phụ nữ chăm chỉ làm ăn, có cuộc sống gia đình yên bình khỏe mạnh đi lên ngọn núi – nơi có nguồn nước trong nhất bản – rước hồn Đất, hồn Nước về dự hội.

Thầy cúng là người giữ vai trò làm sứ giả để giao tiếp với các vị thần linh, được giao trọng trách dẫn đầu đoàn cúng. Đội chiêng trống đi hai bên thầy cúng nổi chiêng trống để thầy giao linh với các vị thần.

Khi đi, thầy cúng đem theo cây nêu – biểu tượng của sự sinh sôi, nảy nở – rước đến địa điểm diễn ra lễ hội. Tiếp theo sau là kiệu rước Nước kèm theo các mâm lễ. Nước được đựng trong hai ống bương to, tượng trưng cho ống bố, ống mẹ.

Sau kiệu rước Nước là kiệu rước Đất – hồn mẹ Đất được lấy từ trên đỉnh núi cao thiêng liêng và nối tiếp theo sau là đến các mâm lễ để dâng các vị thần linh.

Lễ vật được dâng lên bao gồm một mâm quả còn, bên trong các quả còn đựng các loại hạt giống, các mâm xôi ngũ sắc, gà luộc, hoa quả… Đây đều là những sản vật tinh túy của mùa màng – thành quả sản xuất của dân bản trong một năm.

Khi thực hiện lễ cứng, thầy cúng phun nước làm phép để xua đuổi điều xấu, xua đuổi ma quỷ không cho về quấy phá dân bản.

Cúng xong, thầy tung lộc (thường là ngô, lúa) của thần linh cho dân bản. Những người tham dự ai cũng cố gắng nhận cho được vài hạt thóc, hạt ngô đem về nhà để lấy may mắn, mong mùa vụ sau ngô sai hạt, lúa sai bông.

Kết thúc các nghi lễ là phần hội. Các chàng trai cô gái bắt đầu nhảy những điệu xòe truyền thống, hát giao duyên và chơi những trò chơi dân gian như đẩy gậy, kéo co, ném còn,….

3. Lễ hội truyền thống của người Tày tại Bắc Kạn: Lễ hội Nàng Hai

Lễ hội Nàng Hai của người Tày là một phong tục tập quán tín ngưỡng đặc sắc, nét sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo.

Đây là lễ hội mời Nàng Hai (mời Nàng Trăng) xuống hạ giới để giao lưu cùng với con người, với dân bản, thường được tổ chức vào các đêm trăng mùa thu, gắn với các lễ Then như: Lẩu Then, Cống Sử, Kỳ Em…

Lễ hội Nàng Hai thường do một nhóm trai gái tụ tập trên nhà sàn, thắp hương mời Nàng Hai về nhập vào một cô gái nào đó để hát đối đáp, hoặc là dân bản đứng ở một sân bãi, trong đó có một người chủ chốt làm lễ mời Nàng Hai về.

Có một số bản tổ chức lễ hội này theo quy mô lớn là xã và bản, vào tháng 3 âm lịch hàng năm.

Trong những ngày diễn ra lễ hội sẽ có các bài tung lên mường trời cầu mùa, kèm theo các nghi lễ múa quạt, đặc biệt là hình thức trình diễn trên sân khấu.

Lễ diễn ra có một bà Then làm chủ, dâng lễ lên trời mời Nàng Hai nhập vào hai cô gái để hát đối đáp chúc phúc cho dân bản có một mùa màng bội thu và chia sẻ với những người không gặp may mắn.

Ngoài ra, lễ hội Nàng Hai của người Tày còn được tổ chức theo một hình thức khác, do một nhóm trai gái tụ tập trên nhà sàn, thắp hương mời Nàng Hai về nhập vào một cô gái nào đó để hát đối đáp, hoặc là dân bản đứng ở một sân bãi, trong đó có một người chủ chốt làm lễ mời Nàng Hai về.

Ngoài 3 lễ hội  trên, người Tày tại Bắc Kạn còn có rất nhiều lễ hội truyền thống khác diễn ra rải rác trong năm, thể hiện đời sống văn hóa tâm linh đặc đắc với lòng thành kính của mình với tổ tiên, Trời Đất.

Trong các bài viết sau, chúng chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu tới Quý độc giả những phong tục tập quán độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam.

Đừng quên theo dõi gotrangtri.vn và đặt yêu cầu tư vấn thiết kế nội thất bạn nhé!


441 1
Thỏa mãn nhu cầu trang trí nhà tại NoiThatXhome.vn

Thiết kế nội thất
Kiến tạo cảm xúc

Chúng tôi tính toán mọi chi tiết để đảm bảo rằng mỗi bản thiết kế nội thất là sự kết nối phù hợp, tối ưu chi phí đem đến sự hài lòng cho khách hàng. 
Giải pháp tư vấn, thiết kế & thi công nội thất của NoithatXHome.vn mang lại sự đơn giản mà tinh tế trong không gian trọn vẹn.

Thẻ bài viết: ,

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24