Khám phá làng nghề sơn mài Hạ Thái độc nhất vô nhị tại Hà Nội

(Gotrangtri.vn) Đến với làng nghề sơn mài Hạ Thái, bạn không chỉ được khám phá nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, mà tại đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật tranh sơn [...]

(NoithatXHome.vn) Đến với làng nghề sơn mài Hạ Thái, bạn không chỉ được khám phá nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, mà tại đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật tranh sơn mài tuyệt tác do người xưa truyền lại.

Cùng Portfolio khám phá làng nghề sơn mài Hạ Thái ngay trong bài viết này nhé!

Khám phá làng nghề sơn mài Hạ Thái độc nhất vô nhị tại Hà Nội (Ảnh: Internet)

1. Tìm hiểu làng nghề sơn mài Hạ Thái

1.1. Vị trí 

Làng nghề sơn mài Hạ Thái có vị trí nằm ở xã Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội. Tiền thân của làng nghề truyền thống chính là phường sơn son thếp vàng Cự Tràng.

Sau đó, đã được đổi thành làng Đông Thái, rồi thành Hạ Thái với công việc chính là sơn son thếp vàng cho đồ vật dâng vua chúa, hoàng tộc.

1.2. Làng nghề sơn mài Hạ Thái có tự bao giờ?

Nghề sơn mài Hạ Thái có từ khoảng thế kỷ XVII, ngày đó mới chỉ là nghề sơn đồ nét.

Tuy đây không phải là ông tổ nghề sơn Việt Nam, nhưng phường sơn son thếp vàng Cự Tràng chính là nơi được trọng dụng vì nơi đây có nhiều nghệ nhân tài hòa.

Vì đây là nghề gia công đồ cho tầng lớp quý tộc và vua chúa thế nên người ta gọi đây là làng nghề “dâng vua”.

1.3. Ai là người truyền nghề sơn mài

Cụ Đinh Văn Thành – Giảng viên trường Mỹ Thuật Đông Dương – Là người làng Hạ Thái, cụ đã đưa nghề sơn mài về làng truyền dạy cho người dân Hạ thái.

Chính vì vậy, nghề sơn mài tuy ra đời muộn hơn so với những làng nghề cổ truyền khác. Nhưng chính nó đã nâng nghề sơn lên thành nghệ thuật bởi sự công phu, cầu kỳ trong quá trình chế tác ra những bức tranh nghệ thuật đặc sắc đấy nhé.

2. Công đoạn để tạo ra 1 sản phẩm sơn mài

Nghề sơn mài Hạ Thái thự ra rất công phu, bao gồm nhiều công đoạn khác nhau. Mỗi công đoạn đều đòi hỏi người làm nghề phải thực sự tỉnh táo, tỉ mỉ, nâng niu, chau chuốt từng tí một. Bởi nếu sơ suốt, thì sản phẩm tranh sơn mài làm ra sẽ không có hồn.

Các công đoạn để tạo ra 1 sản phẩm sơn mai bao gồm:

  • 1. Cốt (hay còn gọi là vóc);
  • 2. Gắn;
  • 3. Đánh vải;
  • 4. Bó;
  • 5. Hom;
  • 6. Kẹt lót;
  • 7. Thí;
  • 8. phun màu (hoặc dán bạc);
  • 9. Quang toát.

Tuy nhiên công nghệ sơn mài có thể gói gọn theo những công đoạn như sau: bó hom vóc, trang trí, mài và đánh bóng.

2.1. Bó hom vóc

Việc hom bó cốt gỗ ngày xưa thường được người làm nghề sơn mài sử dụng giấy bả. Đây là loại giấy chế từ gỗ dó nên chúng có độ bền vững và dai hơn vải.

Bó hom vóc cho sản phẩm sơn mài Hạ Thái - (Ảnh: Hồng Hạnh)

Bó hom vóc cho sản phẩm sơn mài Hạ Thái – (Ảnh: Hồng Hạnh)

Cách bó hom vóc được tiến hành theo một quy trình như sau:

  • Dùng đất phù sa để trộn sơn ta  rồi giã nhuyễn cùng với giấy bản rồi hom, chít những vết rạn nứt của tấm gỗ.
  • Mỗi một lớp sơn sẽ lại được lót 1 lớp giấy (hay vải màn). Sau đó sẽ đục mộng rồi mang cá để cài và gắn sơn cho những nẹp gỗ ngang ở phía sau tấm vóc (ván gỗ) với mục đích nhằm chống những vết rạn xé dọc tấm vải.
  • Sau đó, sẽ để gỗ khô kiệt rồi mới hom sơn kín cả mặt trước lẫn mặt sau.

Có thể, công đoạn này là để bảo vệc tấm vóc không để chúng thấm nước, không mối mọt và không bị phụ thuộc vào môi trường làm gỗ co ngót.

Việc xử lý tấm vóc càng kỹ, sẽ càng kéo dài tuổi thọ cho những dòng đồ vật cần sơn. Mỗi một tác phẩm tranh sơn mài sẽ có tuổi thọ từ 300 – 400 năm.

2.2. Trang trí

Khi có được tấm vóc nói trên hoặc các mô hình bình hoa trang trí, các bộ đồ khác.

Thì lúc này, người chế tác những món đồ đó phải làm những công đoạn gắn, dán những chất liệu tạo màu để tác phẩm từ những nguyên liệu: vỏ trứng, mảnh xà cừ, vàng, bạc… Sau đó phủ sơn rồi lại mài phẳng và dùng màu.

Người thợ phủ sơn, dán lá bạc (Ảnh: Internet)

Người thợ phủ sơn, dán lá bạc (Ảnh: Internet)

Kỹ thuật sơn phủ tượng và những phụ kiện nội thất như: hương án, hoành phi, câu đối mà người thợ phải làm ở trong phòng kín.

Và được quây màn xung quanh với mục đích là để tránh gió thổi những nguyên vật liệu: quỳ vàng, quỳ bạc, tránh bụi bám vào nước sơn còn ướt.

2.3. Mài và đánh bóng

Dầu bóng đã pha màu để vẽ nên có độ bóng chìm trong cốt màu và tạo được độ sâu thảm cho tranh. Do đó, sau mỗi lần vẽ sẽ là một lần mài.

Người xưa thường dùng lá chuối khô để làm giấy nhám. Đến nay, nguyên tác đánh bóng tranh sơn dầu vẫn làm theo phương pháp thủ công.

Tranh sơn mài Hạ Thái không được phép phủ dầu bóng. Và một bức tranh sơn mài Hạ Thái hoàn thiện phụ thuộc vào công đoạn cuối cùng.

Có một số thứ dùng để mài và đánh bóng như than củi xoan nghiền nhỏ, tóc rối, đá gan gà…

3. Nguyên liệu và kỹ thuật sơn mài

3.1. Nguyên liệu làm tranh sơn mài

Tranh sơn mài Hạ Thái được sử dụng là sơn Nhật. Vì sơn ta hạn chế là dễ gây ra tác động phụ.

Ngoài ra, sơn ta chất lượng của tranh lại phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Khi thời tiết ẩm thì sơn nhanh khô, nếu thời tiết khô ráo thì sơn lâu khô. Thế nên, sơn ta ít được dùng tại những nước có khí hậu khô ráo.

Sơn để làm tranh sơn mài Hạ Thái (Ảnh: Internet)

Sơn để làm tranh sơn mài Hạ Thái (Ảnh: Internet)

Còn sơn Nhật thì lại nhanh khô, nên ai muốn vẽ tranh ở nước ôn đới cũng dễ dàng thực hiện được. Sơn nhật thì mang đến độ bóng cho tranh. Người ta thường dùng 1 lớp sơn trong, phủ bên ngoài tranh.

Nếu tranh sơn mài Hạ Thái dùng sơn ta, chỉ cần lấy nắm tóc rối xoa lên tranh hay bàn tay ẩm xoa lên tranh, tranh sẽ bóng. 

Tuy nhiên, tranh sơn mài dùng sơn ta vẫn được ưa chuộng hơn vì sự công phu, tỉ mỉ để tạo lên bức tranh sơn mài Hạ Thái đạt chiều sâu.

3.2. Kỹ thuật sơn mài

Kỹ thuật sơn mài ngày nay không những được ứng dụng để sản xuất tranh sơn mài Hạ Thái, hoành phi câu đối mà còn được dùng để chế tác mặt hàng nội thất cao cấp như: bàn ghế, gường tủ….

Gốm sơn mài hiện đang là mặt hàng ưa chuộng tại nhiều nước.

Để sở hữu tranh sơn mài Hạ Thái đẹp thì màu sắc phải tươi tắn. Và muốn có màu sắc đẹp thì phụ thuộc vào công đoạn pha sơn. Mỗi gia đình đều có 1 bí quyết pha sơn riêng, mang màu sắc riêng cho mình.

Và kinh nghiệm pha sơn theo phường pháp cổ truyền đã nhường bước cho kỹ thuật pha chế sơn hiện đại.

Nhìn chung, việc pha chế sơn ta sẽ đóng vai trò quan trọng để quyết định độ thành bại của sản phẩm tranh sơn mài Hạ Thái.

Thế nên, công đoạn pha chế sơn ta trước đây và bây giờ, vẫn phải đòi hỏi người thợ sơn phải có kinh nghiệm thực sự ngay từ khâu nấu sơn, cho đến cô sơn đặc, cho đến khâu thử sơn chín.

Dù công đoạn nào cũng cần đòi hỏi sự tỉ mỉ mới cho ra được dòng sản phẩm tranh sơn mài Hạ Thái được nhiều người ca ngợi.

4. Chùm ảnh với những người thợ tranh sơn mài Hạ Thái

5. Kết luận

Làng nghề sơn mài Hạ Thái trên 200 tuổi giờ đây đã khẳng định được tên tuổi và có một chỗ đứng vững trãi trong các làng nghề thủ công mỹ nghệ tại Việt Nam.

Hiện nay, tranh sơn mài Hạ Thái đã có mặt hầu hết các nước trên thế giới và nhận được sự tán thưởng từ khách hàng trong và ngoài nước.

Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của gotrangtri.vn để tìm hiểu thêm về văn hóa thủ công mỹ nghệ của dân tộc cũng như cập nhật các xu hướng mới trong thiết kế nội thất nhà đẹp nhé!

Nguyễn Chiên – Nguồn tổng hợp


3.083 5
Thỏa mãn nhu cầu trang trí nhà tại NoiThatXhome.vn

Thiết kế nội thất
Kiến tạo cảm xúc

Chúng tôi tính toán mọi chi tiết để đảm bảo rằng mỗi bản thiết kế nội thất là sự kết nối phù hợp, tối ưu chi phí đem đến sự hài lòng cho khách hàng. 
Giải pháp tư vấn, thiết kế & thi công nội thất của NoithatXHome.vn mang lại sự đơn giản mà tinh tế trong không gian trọn vẹn.

Thẻ bài viết: , ,

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24