Hình ảnh “Lưỡng long chầu nguyệt” – Biểu tượng văn hóa Việt Nam

(Gotrangtri.vn) Hình ảnh “Lưỡng long chầu nguyệt” được đắp tạc trên các mái đình, mái chùa, đền miếu là một hình quen thuộc đối với người dân Việt Nam, ăn sâu vào tiềm thức, tâm linh và trở thành [...]

(NoithatXHome.vn) Hình ảnh “Lưỡng long chầu nguyệt” được đắp tạc trên các mái đình, mái chùa, đền miếu là một hình quen thuộc đối với người dân Việt Nam, ăn sâu vào tiềm thức, tâm linh và trở thành một biểu tượng văn hóa Việt.

Hãy cùng Portfolio tìm hiểu về ý nghĩa của biểu tượng này nhé!

1. “Lưỡng long chầu nguyệt” – “Long” đứng đầu “tứ linh”

Theo các nhà nghiên cứu dân gian, rồng đứng đầu trong hàng tứ linh – “long, ly, quy, phượng” và có vị trí tối thượng trong tâm thức, văn hoá, tín ngưỡng của người Việt, là chúa tể của sông hồ, biển cả.

Chính vì thế, không phải ngẫu nhiên người Việt tự nhận mình là con rồng cháu tiên với truyền thống “Lạc Long Quân và Âu Cơ kết duyên, sinh ra một bọc “long bào bách noãn” – bọc trăm trứng rồng, sau nở thành 100 người con trai trấn giữ đầu non góc bể của nước Văn Lang xưa.

Suốt dòng chảy lịch sử từ thời Hùng Vương – từ thời bình minh đến các triều đại phong kiến tự chủ như các triều đại Đinh, Lý, Trần, Lê, Nguyễn… vẫn lấy Rồng làm biểu tượng tài trí cao sang, quyền uy để thể hiện tư duy, tâm hồn và sức mạnh của một Vương quyền.

Tuy vậy, hình dáng của rồng mỗi thời một khác là do sự thay đổi trong quan niệm tâm linh, kiến trúc thời đó.

Thời Lý, mô phỏng hình ảnh rồng có thân hình dài, mình tròn, và nhỏ dần về phía đuôi, uốn lượn nhiều khúc, môi dưới có râu, môi trên có mào, hai hàm có răng nhọn, hai nanh cuối hàm kéo dài uốn cong qua mép liền sát mũi, sau gáy có bờm, có 4 chân, mỗi chân đều có khuỷ, và có 3 móng ngón sắc nhọn như móng chim, tung bay ngang dọc giữa mây trời.

Chính vì thế, người dân thường trang trí rồng trên các mái đình đền với biểu tượng thiêng liêng.

Vào thời kỳ này, rồng cũng được trang trí ẩn hiện trên hình lá đề, cánh sen, ở bệ Đức Phật, trên các đồ nội thất với hình ảnh rồng ngẩng cao đầu, miệng há rộng ngậm ngọc quý, mào rồng hình lửa cùng tai bờm và râu vút lên uy nghi hướng về phía mặt trời là biểu tượng cho sức mạnh thần thánh.

Thời Trần, rồng lại xuất hiện với nhiều biến đổi về chi tiết, mặc dù có kề thừa yếu tố cơ bản của rồng thời Lý.

Thời kì này, rồng bắt đầu xuất hiện với mào lửa trên đầu ngắn hơn, có thêm cặp sừng và đôi tay, phần lưng uốn lượn võng xuống hình yên ngựa, trông đẫy đà, táo bạo đầy sức sống gắn liền với khí phách thắng quân Nguyên Mông hung hãn.

Đến thời Lê, rồng lại “biến hóa” với đầu to, mọc thêm một chiếc mũi to, mào lửa mất hẳn, bờm lớn ngược ra sau, tổng thể nhìn dữ tợn hơn và lộ rõ uy quyền nhà vua gắn liền với thời kì Nho giáo thay thế Phật giáo làm quốc giáo.

Sang thời kì nhà Nguyễn, rồng có dáng hình mạnh mẽ nhưng có phần hung hãn hơn rồng thời Lê bởi Nho giáo giữ địa vị thống trị, dù đã đi vào giai đoạn mạt kì.

Hình tượng lưỡng long triều nhật hay lưỡng long triều nguyệt là một hình tượng không thể thiếu trong mỗi bộ thư tịch của mỗi triều vua nhà Nguyễn.

2. “Lưỡng long chầu nguyệt” – biểu tượng văn hóa Việt Nam

Do hình ảnh rồng có sức sống mãnh liệt trong tiềm thức và văn hóa người Việt nên nhiều triều đình phong kiến đã chạm khắc hình rồng trên nhà cửa hay đồ dùng gia đình.

Theo dọc dài thời gian, sức ảnh hưởng của hình thượng linh vật này lại vượt ra khỏi khuôn khổ kinh thành, được “dân gian hóa” và xuất hiện ở các làng quê, “leo” lên các mái đình, chùa…., cuộn tròn trong lòng bát đĩa, ẩn mình trên những cột kèo…..

Tuy nhiên, trên các mái đình chùa, rồng lại không xuất hiện một mình mà lại có thêm hình ảnh nhật nguyệt đặt giữa hai con rồng, biến thành hình ảnh “lưỡng long chầu nguyệt”, hay “song long chầu nguyệt”.

Đây chính là một thuật ngữ xuất hiện từ những năm 1930, cũng là một chủ đề từng gây tranh cãi gáy gắt trong giới khoa học.

Căn cứ vào sự hiện diện của các công trình kiến trúc cổ, đương đại, nhiều nhà nghiên cứu dùng thuật ngữ “Lưỡng long chầu nguyệt” để chỉ đôi rồng chầu về mặt trăng.

Học giả người Pháp – Le Brentonrong đã đề cập đến thuật ngữ này trong một cuốn sách nghiên cứu về văn hoá dân gian Việt Nam của nhà nghiên cứu Việt Nam một cách rõ ràng.

Ông cho rằng, hình ảnh “Lưỡng long chầu nguyệt” là có thật và nó bị lai tạo hình ảnh rồng và tính đặc trưng trong quan niệm của người Trung Hoa.

Riêng nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh lại cho rằng, đó là một sai lầm, vì vòng tròn ở giữa không phải mặt trăng, trăng không thể có ánh lửa bùng cháy.

Và có lẽ cũng vì thế mà chính ông, và một số học giả khác lại cho rằng, vòng tròn ở giữa chính là một quả cầu lửa, hoặc nên gọi là “Lưỡng long tranh châu” thì đúng hơn. Ông cho rằng, rồng là biểu tượng của sức mạnh vũ trụ.

Khi thể hiện hai con rồng thì không con nào ngậm châu cả vì hình tượng hai con rồng là biểu tượng lực Âm – Dương cân bằng, hạt châu lại là biểu tượng của Thái cực, là biểu tượng của vũ trụ.

Mà…không thể có hai vũ trụ, chỉ khi thể hiện một con rồng – tức là một âm (hoặc một dương) thì mới ngậm châu. Đây chính là biểu tượng của một trong hai thế lực âm (hoặc dương) đang chi phối vũ trụ (âm thịnh thì dương suy hoặc ngược lại).

Để phản bác lại nhận định này, nhiều nhà nghiên cứu đã giải thích ý nghĩa của hình ảnh “lưỡng long chầu nguyệt” dựa trên các triết lý kinh dịch từ xưa đến nay và luận rằng: vòng tròn đó hẳn là mặt trăng bởi mặt trăng có liên quan đến con người sinh vật.

Người xưa làm lịch theo chu kỳ tuần hoàn của mặt trăng, mặt trời quanh quả đất, phục vụ nền nông nghiệp và hoạt động săn bắt.

Đó gọi là âm lịch, nên mặt trăng mang tính âm, được ký hiệu nét đứt (–), còn rồng mang tính do biến hoá linh hoạt, ký hiệu nét liền (-). Theo quẻ dịch, biểu tượng “Lưỡng long chầu nguyệt” được ký hiệu là ( ), gọi tên quẻ li.

Quẻ này có ý nghĩa là: về thiên thời là ban ngày; về thời gian là tháng 5 mùa hạ, nóng; về địa lý là phương nam, về hướng là hướng Nam; về Ngũ hành là thuộc hoả, về nhân vật là nhân văn; về tính cách là tài lộc, thông minh, sáng, đẹp.

Trên cơ sở đó, có thể khẳng định rằng biểu tượng “Lưỡng long chầu nguyệt” hoàn toàn phù hợp với đất nước con người Việt Nam.

Trên thực tế hình ảnh “Lưỡng long chầu nguyệt” ở trên các nóc đình, chùa cổ xưa cũng được thể hiện với đặc điểm là “đuôi chổng lên, đầu chúc xuống, mắt ngước lên nhìn mặt trăng với ý nghĩa thuần phục”, thể hiện tâm linh là sự thần phục thánh thần.

[Tổng hợp]


9.415 5
Thỏa mãn nhu cầu trang trí nhà tại NoiThatXhome.vn

Thiết kế nội thất
Kiến tạo cảm xúc

Chúng tôi tính toán mọi chi tiết để đảm bảo rằng mỗi bản thiết kế nội thất là sự kết nối phù hợp, tối ưu chi phí đem đến sự hài lòng cho khách hàng. 
Giải pháp tư vấn, thiết kế & thi công nội thất của NoithatXHome.vn mang lại sự đơn giản mà tinh tế trong không gian trọn vẹn.

Thẻ bài viết: , ,

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24