(NoithatXHome.vn)Những thiết kế kiến trúc mang dấu ấn phong cách thiết kế nội thất Pop Art của kiến trúc đương đại đa phần mang nét vui tươi trẻ trung và thậm chí là nổi loạn nên rất được giới trẻ ưa chuộng. Tuy nhiên, do sự du nhập ồ ạt từ thời kỳ mở cửa vào Việt Nam nên nhiều người chỉ biết đến phần biểu hiện bề ngoài, phần ngọn của phong cách thiết kế nội thất Pop Art mà không biết đến bản chất cốt lõi của nó. Chính vì vậy, bài viết này Portfolio sẽ giúp bạn nắm được những yếu tố triết lý chính làm nên phong cách thiết kế nội thất Pop Art để việc áp dụng trở nên bài bản, có cơ sở hơn.
Tóm tắt nội dung
- 1. Pop Art là gì và ứng dụng trong lĩnh vực kiến trúc?
- 2. Những vấn đề Triết lý chính và nguồn gốc lý luận của phong cách thiết kế nội thất Pop Art
- 3. Những kiến trúc tiêu biểu mang dấu ấn phong cách thiết kế nội thất Pop Art
- 3.1. Tancici Dum (Tòa nhà nhảy nhót) ở Prague
- 4. Chiêm ngưỡng không gian nội thất Pop art đẹp mê mẩn
- 5.Kết luận
1. Pop Art là gì và ứng dụng trong lĩnh vực kiến trúc?
1.1. Pop Art là gì?
Phong cách Pop Art (được viết tắt lại từ Nghệ thuật đại chúng- Popular Art) là một phong cách xuất hiện từ những năm 1950 để mô tả một trường phái lấy ý tưởng và chất liệu từ cuộc sống thuần túy làm nguyên liệu cho sáng tạo nghệ thuật.
Phong cách thiết kế nội thất Pop Art coi trọng nền văn hóa pop – nền văn hóa “phổ biến” cùng nguồn cảm hứng được tìm thấy trên: sản phẩm tiêu dùng hàng ngày, phim ảnh, quảng cáo, biểu ngữ,…
Trong nghệ thuật nói chung, phong cách Pop Art là những chi tiết , hình ảnh tầm thường nhất, quen mặt nhất được sắp đặt ngẫu hứng thành các bố cục không biết trước trật tự. Các chi tiết của chính bố cục đó có thể mâu thuẫn với nhau nhưng lại đem đến sự hài hòa khác lạ.
1.2. Phong cách thiết kế nội thất Pop Art của kiến trúc đương đại là gì?
Áp dụng vào kiến trúc, phong cách thiết kế nội thất Pop Art theo suy nghĩ của những nhà thiết kế trẻ là cách đưa tư tưởng của mình vào trong các bản thiết kế. Cách áp dụng phong cách thiết kế nội thất Pop Art sớm đã nổi tiếng cùng với các thiết kế của KTS Venturi, Hans Hollein hay Robert Stern…
Đến thời điểm hiện tại, phong cách thiết kế nội thất Pop Art tuy không thực sự được phổ biến nhưng vẫn tỏ rõ được xu thế phát triển và bền bỉ trong thiết kế kiến trúc cả nội thất, ngoại thất,… đặc biệt là ở lớp trẻ đô thị hiện đại.
2. Những vấn đề Triết lý chính và nguồn gốc lý luận của phong cách thiết kế nội thất Pop Art
2.1. Sự xuất hiện của xu hướng nghệ thuật Pop Art
Những năm 50 của thế kỷ XX, phần lớn người dân không có sự thấu cảm sâu sắc và không hề đánh giá được trọn vẹn vẻ đẹp của các tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao. Chính vì vậy, những người dẫn đầu xu thế đã sáng tạo ra xu hướng nghệ thuật phong cách Pop Art.
Triết lý chủ đạo của xu hướng phong cách thiết kế nội thất Pop Art là mong muốn tạo ra một hình thức nghệ thuật có ý nghĩa ngay lập tức để cho người xem dễ cảm thấu hơn. Họ đã “bình thường hóa” nghệ thuật bằng các chi tiết đơn giản ở khắp mọi nơi như phim ảnh, quảng cáo, tạp chí, trò chơi dân gian, áp phích,… để đưa vào các tác phẩm của mình. Tiêu biểu cho giai đoạn đó chính là hình ảnh của những chai Coca Cola, vỏ đồ hộp Campbells, diễn viên nổi tiếng Marylin Monroe, … đều được sử dụng.
2.2. Chủ nghĩa thực dụng
Phong cách thiết kế nội thất Pop Art nói riêng không chỉ là sự nổi loạn về màu sắc, ánh sáng hay hình khối mà còn là cuộc cách mạng lớn về tính khả thi và thực dụng của công trình.
Nói đến triết lý chủ đạo của phong cách thiết kế nội thất Pop Art, hay chủ nghĩa Dada, chúng ta thấy nổi bật lên là tính thực dụng trong các tác phẩm. Đặc điểm này có thể thấy rất rõ là chịu ảnh hưởng từ những tư tưởng của học thuyết “Chủ nghĩa thực dụng” do hai triết gia Mỹ, Charles Peirce và William James, đồng sáng lập vào cuối thế kỷ 19.
2.3. Những quan điểm triết học của Ludwig Wittgenstein
Bên cạnh chủ nghĩa thực dụng, những quan điểm triết học của Ludwig Wittgenstein (1889-1951) thể hiện trong tác phẩm “Khảo sát về triết học” (Philosophical Investigations) cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nên triết lý của xu hướng nghệ thuật Pop Art nói chung và phong cách thiết kế nội thất Pop Art nói riêng.
Phong cách thiết kế nội thất Pop Art đương đại theo quan niệm mới này chính là sự “nổi loạn” khi đi ngược lại những bố cục truyền thống, hàm chứa những ý nghĩa sâu xa và xa rời đại bộ phận quần chúng của nghệ thuật hàn lâm.
3. Những kiến trúc tiêu biểu mang dấu ấn phong cách thiết kế nội thất Pop Art
3.1. Tancici Dum (Tòa nhà nhảy nhót) ở Prague
Tancici Dum được hoàn thành vào năm 1996, do kiến trúc sư nổi tiếng Frank Gehry thiết kế. Tòa nhà giống như một cặp đôi đang khiêu vũ và số khác gọi nó bằng cái tên “gã say rượu”. Công trình mang đậm phong thái của phong cách thiết kế nội thất Pop Art với ấn tượng mạnh ban đầu từ thị giác cùng các ô cửa bố trí màu sắc nổi bật.
3.2. Tòa thị chính ở Portland – KTS. Micheal Grave
Một đại diện tiêu biểu không thể bỏ qua của phong cách thiết kế nội thất Pop Art đó là tòa thị chính ở Portland được tạo ra vào năm 1982 bởi kiến trúc sư Michael Graves. Tại thời điểm ra mắt, khi phong cách thiết kế nội thất Pop Art chưa thực sự nổi tiếng đã gây ra nhiều tranh cãi về sự lòe loẹt và cầu kỳ.
Với thiết kế hậu hiện đại – một sự tương phản đáng kể của bề ngoài cũng như phong cách thiết kế nội thất Pop Art phía bên trong công trình với hầu hết các tòa nhà khác trong thành phố – nên ban đầu tòa nhà đã bị người dân “kỳ thị”. Tuy vậy, hiện nay tòa thị chính ở Portland đã có mặt trên danh sách Di tích Lịch sử Quốc gia và được nhiều người thán phục.
3.3. Va Venturi House – KTS.Venturi
Vanna Venturi House là một trong những tác phẩm nổi bật đầu tiên của Robert Venturi, nằm trong khu phố Chestnut Hill ở Philadelphia.
Vanna Venturi House ghi dấu ấn đậm nét với các đặc trưng của phong cách thiết kế nội thất Pop Art đương đại như các thiết kế mái vòm không có cấu trúc, các lỗ hổng lớn trên tường, bề mặt khổng lồ trong khi ngôi nhà chỉ cao 9m.
4. Chiêm ngưỡng không gian nội thất Pop art đẹp mê mẩn
5.Kết luận
Những triết lý của phong cách thiết kế nội thất Pop Art khi được áp dụng vào kiến trúc đương đại đã tạo ra những nét sắc thái riêng và những thông điệp mang tính thời đại cho các công trình.
Chính vì vậy, việc tìm hiểu các vấn đề triết lý về nguồn gốc và những tư tưởng chủ đạo của Venturi, của Chủ nghĩa thực dụng hay “Triết học bình dân” sẽ rất tốt trong việc định hướng tư tưởng – để những thiết kế của bạn thực sự mang phong cách thiết kế nội thất Pop Art chứ không phải là sự bắt chước nửa vời.
Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của gotrangtri.vn để cập nhật những xu hướng thiết kế mới lạ, những công trình kiến trúc độc đáo khắp năm châu bạn nhé.
Thái Sương – Nguồn Internet
481 1
Thỏa mãn nhu cầu trang trí nhà tại NoiThatXhome.vn