(NoithatXHome.vn) Theo tục lệ từ xa xưa của người Việt, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm. Mọi nhà đều sẽ làm một lễ cúng ông Công ông Táo lên thiên đình sau một năm vất vả cai quản dưới hạ giới. Cùng chuyên trang Portfolio tìm hiểu những thứ không thể thiếu trong lễ cúng ông Công ông Táo dưới đây nhé.
Ông Táo là vị thần cai quản toàn bộ mọi hoạt động trong nhà, quyết định mọi điều may rủi, tốt lành, phúc họa cho công việc, học hành… của gia chủ. Bên cạnh đó, ông còn là người bảo vệ ngôi nhà khỏi những thế lực xấu như ma quỷ giúp ngôi nhà luôn được yên bình.
Theo truyền thống vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, người Việt ta đều làm lễ cúng ông Táo với một mâm lễ mặn, 1 con cá chép và một ít vàng mã trước khi ông Táo chầu trời thưa với Ngọc Hoàng những gì đã xảy ra trong gia đình trong suốt 1 năm vừa qua. Thường thì lễ cúng sẽ diễn ra vào trước 12h trưa ngày 23 để ông Táo còn kịp cưỡi cá chép bay lên thiên đình.
Trong lễ cúng ông Công ông Táo về trời, không thể thiếu những lễ vật sau:
Tóm tắt nội dung
1. Cúng ông Công ông Táo: Nhất định phải có cá chép
Người ta thường cho rằng cá chép là phương tiện giúp ông Công ông Táo bay lên trời. Vì vậy trong lễ cúng không thể thiếu 3 con cá chép còn sống được thả trong chậu nước sạch.
Người ta thường chọn những con cá chép có kích thước vừa, và là cá chép vàng. Sau lễ cúng, nó sẽ được phóng sinh ra ngoài ao, hồ, sông, suối… với mục đích thả cá chở ông Táo lên chầu trời. Một lưu ý quan trọng đó là bạn không được thả cá từ trên cao như trên cầu xuống và thả xong phải vứt túi bóng vào đúng nơi quy định tránh gây ô nhiễm môi trường.
2. Lễ vật cúng ông Công ông Táo
Lễ vật cúng ông Công ông Táo thường bao gồm: 2 mũ có hình cánh chuồn dành cho ông Táo và một mũ không có cánh dành cho bà Táo. Những chiếc mũ này thường có màu sắc sặc sỡ và thay đổi theo từng năm cho hợp ngũ hành.
Ngoài ra lễ vật cúng còn bao gồm 3 bộ mũ, áo, hia, vàng thoi bằng giấy và sẽ được đốt đi sau khi cúng xong. Ở miền Trung thì lễ vật còn có thêm một con ngựa giấy có yên, cương đầy đủ.
3. Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo
Mâm cỗ thể hiện tấm lòng thành của gia chủ đối với những vị thần cai quản nhà mình suốt một năm. Tùy vào hoàn cảnh và điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà mâm cỗ sẽ to nhỏ khác nhau. Điều cốt lõi vẫn là người làm ra mâm cỗ có tấm lòng thành kính thần linh.
Lễ cúng ông Công ông Táo sẽ được tiến hành trên bàn thờ gia tiên chứ tuyệt đối không được đặt gần tủ bếp gỗ hoặc trên bàn ăn gỗ để thắp hương.
Thông thường, trong mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của người Việt thường có những món sau:
– 1 đĩa gạo
– 1 đĩa muối
– 1 đĩa xôi gấc
– 1 đĩa xào thập cẩm
– 1 đĩa giò
– 1 đĩa thịt gà luộc
– 1 bát canh
– 1 quả cau và 3 lá trầu
– 1 quả bưởi
– 1 lọ hoa cúc
– 3 chén rượu
– Tiền, vàng mã
Sau khi làm lễ cúng ông Công ông Táo xong, các gia đình sẽ tiến hành lau dọn bàn thờ, tỉa lại bát hương, dọn dẹp nhà cửa… để chuẩn bị chào đón một năm mới với nhiều điều tốt lành đang chờ đợi.
Hy vọng với những thông tin bổ ích trên đây, gia đình bạn sẽ có một lễ cúng ông Công ông Táo đầy đủ và hoàn chỉnh nhất. Đừng quên theo dõi Tạp chí mỗi ngày để theo dõi các bài viết mới nhất của chúng tôi bạn nhé!
167 1
Thỏa mãn nhu cầu trang trí nhà tại NoiThatXhome.vn