Gỗ Laminate
Gỗ Laminate là một trong những vật liệu đang được chú ý. Gỗ laminate sử dụng cốt gỗ công nghiệp như ván dăm, MDF (ván mịn), ván HDF,…và được phủ bề mặt bằng chất liệu laminate.
Đây là loại gỗ đúc sẵn có khả năng chịu nước và chịu lực cao hơn so với gỗ truyền thống. Gỗ Laminate có thể được sử dụng cho những tòa nhà chọc trời, giúp giảm đáng kể lượng khí thải CO2 trên mỗi tầng.
Tre
Tre rất dễ mọc, không cần chăm sóc, phát triển nhanh với thân cây rắn chắn. Các công trình nhà ở sử dụng tre làm vật liệu xây dựng có chi phí thấp lại rất kiên cố, có khả năng chịu được động đất.
Ngoài ra, tre còn được sử dụng để gia cố thanh thép, làm móng, xà ngang vắt qua nhà để lợp ngói, làm tấm phênh che phía trước nhà để che nắng, che mưa.
Vật liệu tái chế
Các giải pháp vật liệu xanh và mang tính bền vững là mục tiêu chung của các cộng đồng trên toàn cầu. Do đó, các nhà nghiên cứu đang cố gắng sử dụng vật liệu tái chế để giải quyết các vấn đề về rác thải và xây dựng.
Cho đến nay đã có nhiều vật liệu tái chế sử dụng kim loại phế liệu, nhựa, tàn thuốc và bìa cứng trong các công trình xây dựng mới có khả năng làm giảm lượng khí CO2 thải ra môi trường.
Bê tông tự phục hồi
Các nhà khoa học đang nghiên cứu về bê tông tự phục hồi. Vật liệu này có khả năng tự phục hồi khi bị vỡ hoặc có vết nứt do thay đổi nhiệt độ và tác động từ các yếu tố khác.
Bê tông tự phục hồi có thêm thành phần vi khuẩn tạo canxit khi xử lý bằng nước, sau đó canxit sẽ hàn gắn các vết nứt. Các đặc tính cải tiến của loại bê tông sẽ làm giảm lượng CO2 thải ra môi trường từ việc bảo trì, bảo dưỡng.
Gạch làm từ lông cừu
Trước đây, lông cừu được sử dụng để may quần áo hoặc đan len có khả năng cách điện và giữ nhiệt cao. Nhưng hiện nay, các nhà nghiên cứu đã tìm ra những công dụng mà lông cừu có thể được áp dụng trong ngành xây dựng.
Các nhà nghiên cứu cho biết những viên gạch làm từ lông cừu có độ bền cao hơn 37% so với những viên gạch truyền thống. Ngoài độ bền, loại gạch này không cần nung nên góp phần làm giảm khí CO2 thải ra môi trường, đồng thời giúp chống ẩm và lạnh, thích hợp sử dụng ở những nơi có độ ẩm cao và mưa nhiều.
Cửa sổ cách nhiệt
Cửa sổ cách nhiệt bao gồm hai phần khung và kính. Trong đó, phần khung làm từ nhựa hoặc sợi thủy tinh được coi là lựa chọn tốt nhất.
Đối với phần kính, hầu hết các cửa sổ cách nhiệt hiện đại có tối thiểu hai ô được ngăn cách bởi một lớp kính chứa đầy khí argon hoặc krypton có khả năng làm chậm quá trình truyền nhiệt vì dẫn điện kém, đồng thời ngăn sự tích tụ hơi nước.
Ngoài việc cung cấp thêm lớp cách nhiệt, các loại khí trong suốt và không độc hại này cũng giúp duy trì không gian linh hoạt giữa các tấm kính khi xảy ra hiện tượng giãn nở nhiệt do sự thay đổi nhiệt độ.
Gạch hấp thụ ô nhiễm
Các công ty xây dựng đã và đang nghiên cứu loại gạch mới để thay thế cho gạch truyền thống. Loại gạch mới này có khả năng ngăn chặn ô nhiễm không khí do tòa nhà gây ra.
Loại gạch này được thiết kế với hai lớp cách nhiệt có thể lọc tới 30% chất ô nhiễm mịn và tất cả các hạt thô. Việc sử dụng loại gạch này có thể tạo ra hệ thống thông gió bền vững trong các tòa nhà xanh.
Tường làm mát
Với việc phát triển loại vật liệu mới có khả năng làm mát, các nhà xây dựng có thể tiết kiệm gần 30% chi phí sử dụng các hệ thống làm mát trong các tòa nhà.
Vật liệu này được gọi là tường làm mát, sử dụng hydrogel để hấp thụ nước. Các bong bóng hydrogel được giữ giữa hai lớp gốm. Khi không khí xung quanh hydrogel nóng lên, nước bay hơi và làm giảm khoảng 5 độ C so với nhiệt độ thường.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: