Về “Chính quyền đô thị”: Quản lý hiệu quả, nhiều cái lợi

Chính quyền đô thị sẽ giải quyết được hàng loạt khó khăn như xây dựng hỗn loạn, thất nghiệp, nghèo đói, tệ nạn xã hội…

Chính quyền đô thị sẽ giải quyết được hàng loạt khó khăn như xây dựng hỗn loạn, thất nghiệp, nghèo đói, tệ nạn xã hội…

Lâu nay chúng ta tổ chức quản lý đô thị không có gì khác với quản lý nông thôn nên gây ra rất nhiều khó khăn, nhiều rào cản. Do đó, việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành sự cần thiết phải xây dựng Đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị trên cơ sở tờ trình về đề án của TP.HCM (Pháp Luật TP.HCM ngày 19-6 đã phản ánh) là một tín hiệu rất đáng mừng.

Nhiều khó khăn đang tồn tại

Trong quá trình quản lý đô thị, các cấp chính quyền ở đô thị phải luôn đương đầu giải quyết những khó khăn như tình trạng xây dựng hỗn loạn không tuân thủ quy hoạch, vấn đề cấp thoát nước, thiếu cây xanh, thiếu nhà ở (khiến phát sinh những khu nhà ổ chuột). Cạnh đó là nạn ùn tắc giao thông, đường sá xuống cấp, thiếu công ăn việc làm, thất nghiệp, nghèo đói, tệ nạn xã hội, gia tăng dân số, trật tự giao thông… Các khó khăn này luôn tác động, đan xen làm cho quá trình quản lý đô thị đã phức tạp càng phức tạp thêm.

Mặt khác, thực trạng quản lý đô thị ở nước ta những năm gần đây đã xuất hiện nhiều dấu hiệu đáng lo ngại, nhiều biểu hiện tiêu cực. Nguyên nhân là hệ thống pháp luật chưa đủ để vận hành nền kinh tế thị trường nên nảy sinh nhiều tiêu cực. Cơ sở hạ tầng của đô thị lạc hậu, không đồng bộ, xuống cấp nghiêm trọng làm phát sinh những hậu quả xấu. Công tác tổ chức và quản lý đô thị chưa khoa học, chưa đáp ứng được yêu cầu. Chưa phân biệt được quản lý đô thị với quản lý nông thôn (điều này thể hiện trong công tác tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ, trình độ cán bộ…)...

Xây dựng chính quyền đô thị không những tạo thuận lợi cho người dân mà còn thể hiện là TP văn minh, hiện đại. Ảnh: HTD

Đem lợi cho người dân

Các bất cập, tiêu cực này cư dân đô thị sẽ gánh chịu và chỉ có thể hóa giải khi thực hiện mô hình chính quyền đô thị (CQĐT). Bởi công tác quản lý đô thị có những nét đặc thù riêng bảo đảm các nguyên tắc: Tổ chức quản lý đô thị theo nguyên tắc tập trung thống nhất cao, tránh tình trạng “cắt khúc”; phải dựa theo quy hoạch; phân cấp quản lý rành mạch giữa ngành và cấp ở đô thị; triệt để sử dụng công cụ pháp luật để quản lý đô thị; bộ máy quản lý đô thị phải tinh gọn; bảo đảm tính thống nhất và liên thông trên địa bàn về quy hoạch đô thị, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đất đai, nhà ở, an ninh trật tự…

Như vậy, nếu thực hiện được mô hình CQĐT thì việc quản lý sẽ qua ít cấp, ít tầng nấc, giảm đầu mối, tăng giao dịch trực tiếp của người dân với cấp chính quyền... Nó sẽ tiết kiệm thời gian cho người dân, doanh nghiệp càng nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước.

Ngoài ra, CQĐT được tự chủ quyết định số lượng biên chế và chính sách, chế độ tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức sao cho đảm bảo trang trải sinh hoạt cá nhân và gia đình để họ thực sự an tâm, hết lòng thực hiện công vụ. Đồng thời, nơi đây được tạo dựng thêm các nguồn thu mới (như phí phát triển cơ sở hạ tầng…) và không bị điều tiết về trung ương trong một thời gian nhất định nên tạo điều kiện cho địa phương phát triển.

CQĐT cũng đòi hỏi công tác quản lý phải được thống nhất, nhanh nhạy, tính phối hợp chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực và phải thật sự chuyên nghiệp. Bộ máy phải đáp ứng các đòi hỏi đặt ra theo yêu cầu của đối tượng quản lý mà ở đó lấy người dân làm trung tâm. Chất lượng dịch vụ công hoàn hảo là thước đo hiệu quả quản lý và dân chủ được phát huy cao độ. Người dân sống dưới một chính quyền làm việc hiệu quả, dân chủ… dĩ nhiên là được hưởng lợi.

Đặc biệt khi đô thị phát triển thì cũng kéo theo sự phát triển chung của đất nước.

DIỆP VĂN SƠN, chuyên gia cải cách hành chính

Cán bộ đỡ mệt hơn

Ngẫm lại tôi thấy “tội” cho mấy cán bộ, viên chức ở TP mình. Nếu như ở tỉnh, một cán bộ phục vụ khoảng 400 người dân thì ở TP mình con số này lên tới hàng ngàn. Sống ở TP đông đúc, phát triển như ở TP.HCM thì phải khác với ở tỉnh lẻ, chứ bộ máy hành chính như nhau thì làm sao phát triển được…

Nguyễn Văn Sáu (quận Bình Thạnh, TP.HCM)

Mong kinh tế phát triển

Việc tổ chức chính quyền đô thị chắc chắn sẽ tác động lớn đến nền kinh tế của TP nói riêng và cả nước nói chung. Nếu có cơ chế thông thoáng, thuận lợi thì các nhà đầu tư sẽ mạnh dạn vào TP hơn nữa. Tôi mong lĩnh vực đầu tư có những thay đổi tích cực để kinh tế phát triển, qua đó nâng cao mức sống người dân.

Luật sư Nguyễn Thị Tuyết Mai (Văn phòng luật sư Bình Dương)

Bỏ được chuyện sách nhiễu

Đa số nước châu Âu đã xây dựng chính quyền đô thị. Nếu TP làm được thì không những tạo thuận lợi cho người dân mà còn thể hiện là TP văn minh hiện đại. Tôi cũng kỳ vọng khi đó chúng ta loại bỏ được những cán bộ sách nhiễu vì cán bộ sẽ được chọn lọc, có năng lực, đạo đức để phục vụ dân.

Nguyễn Văn Trường (Phường Linh Đông,
quận Thủ Đức, TP.HCM)

Làm hồ sơ gọn

Chúng ta đã thực hiện cơ chế một cửa trong việc giải quyết các hồ sơ, thủ tục nhưng người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nếu nhiều cơ quan trong khu vực sáp nhập lại làm một thì chắc sẽ rút gọn được thời gian và đơn giản hóa thủ tục cho người dân. Người dân sẽ không phải chịu cảnh chạy hết cơ quan này cơ quan kia để làm thủ tục nữa.

Đào Xuân Thích (Trưởng khu phố 5, phường Tân Thành,
quận Tân Phú, TP.HC
M

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24