Vận hành, quản lý chung cư tái định cư: Gỡ vướng từ chính sách

Hàng loạt vướng mắc, yếu kém trong vận hành, quản lý, đầu tư xây dựng nhà chung cư tái định cư (TĐC) đã được chỉ ra trong đợt giám sát vừa qua của Thường trực HĐND TP Hà Nội. Tuy nhiên, chính các cơ quan chức năng lại chưa đưa ra được câu trả lời thỏa đáng cho những khúc mắc đang tồn tại.

Hàng loạt vướng mắc, yếu kém trong vận hành, quản lý, đầu tư xây dựng nhà chung cư tái định cư (TĐC) đã được chỉ ra trong đợt giám sát vừa qua của Thường trực HĐND TP Hà Nội. Tuy nhiên, chính các cơ quan chức năng lại chưa đưa ra được câu trả lời thỏa đáng cho những khúc mắc đang tồn tại.
Những “khoảng trống”

Hà Nội hiện có 149 tòa nhà TĐC, với khoảng 12.585 căn hộ, trong số này đã có 9.939 căn hộ bàn giao cho người dân sử dụng. Thực tế giám sát cho thấy, rất nhiều "khoảng trống" đang tồn tại ở các chung cư, như chưa có ban quản trị, chưa được cấp sổ đỏ, không có nơi sinh hoạt cộng đồng…, cần sớm được giải quyết, để cuộc sống của người dân ổn định tại nơi ở mới.

Khu tái định cư Trung Hòa - Nhân Chính đang thực hiện thí điểm mô hình quản lý, vận hành khai thác nhà tái định cư. Ảnh: Thanh Hải

Lãnh đạo Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội (đơn vị quản lý toàn bộ quỹ nhà chung cư TĐC) cho biết, trong 149 tòa nhà TĐC chỉ có duy nhất địa điểm tại khu TĐC Trung Hòa - Nhân Chính đang thí điểm mô hình quản lý, vận hành khai thác, các khu còn lại đều chưa thành lập ban quản trị, dẫn đến nhiều mâu thuẫn phát sinh khó giải quyết, mà đa số, thiệt thòi thường nghiêng về phía người sử dụng. Trong khi đó, Thành phố chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm quản lý, sửa chữa, bảo dưỡng nhà chung cư. Do vậy, khi xảy ra sự cố, hỏng hóc, nhất là với thang máy, việc sửa chữa được thực hiện rất chậm, gây bức xúc cho các hộ dân. Cùng với đó, trong 30 khu TĐC chỉ có 11 khu bố trí diện tích sinh hoạt cộng đồng. Đáng chú ý, có khoảng 4.000 căn hộ TĐC trong tổng số 9.939 căn hộ đã bàn giao cho người dân nhưng chưa được cấp sổ đỏ.

Vấn đề gây nhiều bức xúc nhất tại các khu chung cư TĐC chính là chất lượng nhiều công trình còn thấp. Một trong những nguyên nhân được nêu ra là do mức đầu tư thấp. Theo Phó Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Quốc Tuấn, hướng dẫn đôn đốc việc giám sát chất lượng nhà TĐC và nhà chung cư đúng là trách nhiệm của Sở, nhưng quy định cũng yêu cầu chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về công trình của mình.

Lãnh đạo các phường có tòa nhà TĐC cũng rất bức xúc về chất lượng căn hộ. Ông Lại Mạnh Tiến, Chủ tịch UBND phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy) thẳng thắn: Hạ tầng cơ sở yếu kém, thiếu sự kết nối, chất lượng dịch vụ không tốt, khiến người dân khó có thể hài lòng, diện tích sinh hoạt cộng đồng đề nghị mãi chủ đầu tư mới bố trí cho một phòng, đồ đạc dân phải tự đầu tư.

Thiếu cơ chế quản lý

Theo lý giải của các cơ quan chức năng liên quan, những vướng mắc trong quản lý quỹ nhà TĐC hiện nay chưa thể tháo gỡ ngay được, do có quá nhiều loại nhà và nhiều loại đối tượng, trong khi đó những quy định của Bộ Xây dựng về quản lý nhà chung cư bộc lộ không ít điểm bất hợp lý, nên rất khó áp dụng. Đặc thù của chung cư TĐC là có một phần diện tích thuộc sở hữu Nhà nước như các diện tích kinh doanh dịch vụ và tầng hầm.
Nhiều khu tái định cư không đảm bảo chất lượng sống của người dân một phần do thiếu thống nhất trong khâu quản lý.Trong ảnh: Khu tái định cư Nam Trung Yên.Ảnh: Hải Linh
Trong khi đó, Quy định 08 của Bộ Xây dựng chỉ đề cập tới nhà chung cư nói chung nên không phù hợp khi áp dụng với loại hình chung cư TĐC. Cũng vì thiếu cơ chế quản lý nên chưa thành lập được ban quản trị. Việc bố trí TĐC thời gian vừa qua thiếu khoa học, có dự án được bố trí nhà ở rồi nhưng không GPMB được, trong khi đó, dự án khác lại đang rất thiếu nhà TĐC. Có những nơi nhà TĐC để gần 10 năm chưa có người đến ở. Đó cũng là nguyên nhân phát sinh những hư hỏng của tòa nhà.

Mặt khác, các chung cư TĐC của Hà Nội đang vướng về kinh phí bảo trì phần sở hữu chung. Theo quy định của Luật Nhà ở, phần kinh phí này được quy định là trích 2% từ tiền bán nhà. Trong khi đó, hợp đồng mua bán theo mẫu của UBND TP lại không đề cập tới nội dung này và cũng chưa có văn bản hướng dẫn, người dân lại không mấy mặn mà với việc đóng phí quản lý vận hành tòa nhà. Trưởng ban Kinh tế ngân sách HĐND TP Nguyễn Văn Nam cho rằng: Nhà TĐC do TP đầu tư xây dựng nhưng khi người dân đã mua thì thuộc quyền sở hữu của dân. Do đó việc vận hành của tòa nhà phải do các hộ dân bảo đảm một phần, không thể hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách.
"Chúng ta không nên duy trì sự bao cấp hoàn toàn trong quản lý quỹ nhà. Tư tưởng này làm cho các cơ quan quản lý và các hộ dân có tâm lý ỷ lại vào Nhà nước, dẫn đến thiếu kinh phí cho công tác duy tu, bảo dưỡng. Công trình đã kém chất lượng càng nhanh xuống cấp" - ông Nam nhấn mạnh.

Nhiều ý kiến cho rằng, cần kiểm tra xác suất một số công trình để kiểm soát chất lượng, không phó mặc cho chủ đầu tư. Đồng thời, cơ quan quản lý sớm tham mưu cho TP ban hành chế tài buộc chủ đầu tư phải tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật trong đầu tư xây dựng các tòa nhà, trong hợp đồng mua bán nhà chung cư TĐC; đề xuất TP kiến nghị các bộ, ngành chức năng sửa đổi một số quy định như phần diện tích chung - riêng trong mỗi tòa nhà, cải cách thủ tục hành chính để đẩy nhanh tiến độ cấp sổ đỏ, đề ra chế tài cụ thể, quy rõ trách nhiệm nếu chủ đầu tư xây dựng tòa nhà TĐC xong mà thiếu cơ sở hạ tầng xã hội...

Trong những năm qua, hàng chục ngàn hộ dân đã hy sinh lợi ích riêng, chấp nhận di chuyển để phục vụ GPMB các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế, điều người dân mong mỏi nhất ở các cấp, các ngành, đơn vị xây dựng dự án TĐC, là thực hiện đúng chủ trương của TP, đảm bảo chất lượng nơi TĐC ít nhất phải bằng nơi ở cũ.
Đề án GPMB theo cơ chế thị trường (khi GPMB theo giá thị trường thì bán nhà TĐC theo giá thị trường, người dân có quyền lựa chọn mua hay không mua) đã được Thành phố phê duyệt từ năm 2010, nhưng đến năm nay (năm 2012) mới ban hành văn bản hướng dẫn và sẽ được tổ chức triển khai thực hiện trong thời gian tới. Thực hiện được như vậy, vừa đáp ứng được yêu cầu chính đáng của người dân, Thành phố cũng không phải duy trì cơ quan quản lý nhà TĐC như hiện nay. Đây là giải pháp then chốt tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong đầu tư, quản lý nhà chung cư TĐC hiện nay. - Ông Nguyễn Quốc Tuấn - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24